7 lý do khiến giá dầu khó có thể tăng cao trong năm 2017

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 4/1/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Những ngày giao dịch cuối cùng của 2016, giá dầu vẫn nới rộng đà tăng, một cú lộn ngược dòng ngoạn mục nếu so với khoảng thời gian đầu năm vừa qua.

    Tháng 1 năm 2016, giá dầu chính thức sụt xuống dưới $30/thùng. Cả nền công nghiệp khai thác và sản xuất “vàng đen” chao đảo, cố gắng cứu vãn tình hình bằng cách cắt giảm chi phí và lao động. Vào thời điểm đó, dường như không có một tia sáng le lói nào cho việc thị trường năng lượng sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, đến tháng cuối cùng của năm qua, mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều. Công nghệ khai thác dầu đá phiến đã đưa các giàn khoan hoạt động trở lại, giá dầu hồi phục và thị trường thì đang tiến gần hơn đến trạng thái cân bằng. Đặc biệt, thỏa thuận “cắt giảm sản lượng” của OPEC vào tháng 11 vừa qua đã tạo cơ sở vững chắc cho bước đi của dầu thô. Giá dầu được kỳ vọng sẽ còn bật tăng hơn nữa trong năm 2017 này.

    [​IMG]
    Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016, giá dầu WTI dừng ở ngưỡng $54.33/thùng, Brent ở $56.68/thùng – đây là vùng giá cao nhất kể từ mùa hè năm 2015. Tuy nhiên, giá dầu vẫn có rủi ro sẽ giảm sâu trong năm 2017, do một số nguyên nhân dưới đây:

    1. Nghi ngờ về khả năng hiện thực hóa của thỏa thuận OPEC.

    Thực tế, thỏa thuận “cắt giảm sản lượng” đã có những hiệu ứng vô cùng tích cực kéo dài trong suốt một hai tuần tháng 11 nhưng liệu rằng những cam kết cắt giảm của các nước thành viên có chắc chắn được thực hiện trong khi khối này vốn đã có tiền sử trong việc không tuân thủ các thỏa thuận chung. Bên cạnh đó, các nước sản xuất ngoài OPEC, điển hình ở đây là Nga, sẽ thăm dò động thái từ phía khối Cartel này để quyết định khối lượng dầu bơm vào thị trường của mình. Tháng 1 đầu năm nay sẽ là một thử thách lớn của thị trường năng lượng.

    2. Libya và Nigeria sẽ gia tăng sản lượng vào năm 2017.

    Hai nước thành viên của OPEC là Libya và Nigeria đã được miễn trừ nghĩa vụ cắt giảm sản lượng trong cuộc họp chính thức hồi tháng 11 vừa qua. Và có một điều chắc chắn rằng hai quốc gia này sẽ đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu dầu thô trong thời gian tới. Sau bất ổn chính trị, sản lượng của Libya đã tăng thêm khoảng 300,000 thùng dầu 1 ngày (bpd) trong vài tháng qua. Với việc cảng Es Sider – cảng xuất khẩu dầu lớn nhất nước này – đi vào hoạt động trở lại, dự kiến Libya sẽ sản xuất thêm 300,000 bpq nữa trong năm nay.

    Do ảnh hưởng của các cuộc tấn công của quân phiến loạn Niger Delta, sản lượng hiện tại của Nigeria ước tính thấp hơn mức thực tế khoản vài trăm nghìn thùng dầu; và việc phục hồi sản lượng của nước này đang được giới quan chức lên kế hoạch triển khai. Đánh giá sơ bộ cho thấy, sản lượng tăng thêm đến từ Libya và Nigeria có thể bằng đến một nửa tổng sản lượng OPEC cam kết sẽ cắt giảm trong thời gian tới.

    3. Giàn khoan Mỹ hoạt động trở lại.

    Theo số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), khai thác dầu của quốc gia này đã tăng hơn 300,000 bpq so với vùng đáy vào tháng 7. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là bắt đầu và thị trường đang đón đợi cơn bão “vàng đen” từ các nhà khai thác dầu đá phiến Mỹ. Kể từ khi thoát mức đáy ở 404 giàn khoan vào tháng 5, tổng lượng giàn khoan dầu và khí gas tại Mỹ đã tăng mạnh mẽ đến hơn 60%. Theo đó, dự kiến trong năm 2017 này, sản lượng khai thác từ Mỹ sẽ tăng thêm từ 500 nghìn đến 1 triệu thùng mỗi ngày, gây thêm áp lực đến hiện trạng ứ cung trên thị trường.

    4. Sức mạnh đồng bạc xanh.

    Trong vòng 2 năm trở lại đây, Đô-la Mỹ đã tăng hơn 20% giá trị và hiện đang lình xình quanh vùng đỉnh của hơn 1 thập kỷ qua. Tháng 12 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định tăng lãi suất liên bang thêm 25 điểm phần trăm và dự kiến sẽ có thêm 4 lần điều chỉnh trong năm tới. Mỹ kim càng tăng giá, “vàng đen” càng trở nên đắt đỏ hơn, từ đó, tạo áp lực giảm cầu “vàng đen”. Một số nhà phân tích thậm chí đã đặt ra câu hỏi rằng: Liệu rằng thỏa thuận của OPEC có còn giá trị không khi các nước thành viên nhiều khả năng sẽ “lách luật” để tận dụng nguồn doanh thu tính theo Đô-la Mỹ. Giá dầu có thể sẽ rơi tự do nếu thỏa thuận này bị phá vỡ.

    5. Tăng trưởng cầu chậm chạp.

    Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra dự đoán rằng cầu dầu có thể chỉ nhích nhẹ thêm 1.3 triệu thùng/ngày vào năm 2017 – mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Điển hình, thị trường tiêu thụ dầu thô thuộc top thế giới là Trung Quốc cũng giảm cầu khi kho dự trữ xăng dầu chiến lược của nước này đang bắt đầu được triển khai. Nhu cầu yếu ớt sẽ kéo dài thời gian thị trường ổn định về trạng thái cân bằng.

    6. Dự trữ dầu thô ở mức cao

    Lượng dầu thô dữ trữ đang ở ngưỡng rất cao, vượt xa mức trung bình dài hạn ở cả Mỹ và các quốc gia trên thế giới. Dự trữ dầu tăng trở lại trong quý cuối năm đã xóa tan kỳ vọng tiếp nối đà giảm trong quý trước đó. Trong năm 2017, kỳ vọng dự trữ dầu giảm nhẹ nhưng vẫn giữ gần mức đỉnh, ngăn cản đà tăng của giá dầu.

    7. Vị thế mua ròng quá cao

    Từ năm 2014, các quỹ phòng hộ (hedge fund) và các nhà quản lý tài sản đã chuẩn bị cho trường hợp giá dầu tăng trở lại, một phần hỗ trợ cho đà tăng trong vài tuần vừa qua. Tuy nhiên, việc vị thế mua ròng tăng quá cao lại chính là nguy cơ giá dầu có thể dễ dàng đảo chiều, quay đầu rơi trở lại nếu có bất kỳ thông tin bất lợi nào được tung ra thị trường.

    Theo Oilprice
    Bài dịch của nhóm IF24H​
     

Chia sẻ trang này