Băng cháy ở Biển Đông và khát vọng Trung Quốc

Thảo luận trong 'Mục lưu trữ khác' bắt đầu bởi Connect Unlimited, 27/6/16.

  1. Connect Unlimited
    Offline

    Connect Unlimited Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vung Tau
    Băng cháy (tên khoa học là methane hydrates) - một dạng khí thiên nhiên nén nằm dưới đáy biển. Đây rất có thể là nguyên nhân lý giải cho sự hung hăng về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, trang Eurasia Review nhận định.

    Công cuộc tiếp cận và khai thác băng cháy rất rủi ro và tốn kém. Tuy nhiên, mỗi mỏ băng cháy lại có trữ lượng cực kỳ dồi dào, kéo dài trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là thế kỷ.

    Trung Quốc - quốc gia đang lùng sục các nguồn năng lượng để phục vụ nhu cầu công nghiệp nội địa khổng lồ, đây thực sự là một kho báu.

    Theo ước tính, trữ lượng băng cháy tại Biển Đông ở mức 150 tỷ mét khối, đủ để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của cả Trung Quốc trong 50 năm. Một mét khối băng cháy có năng lượng tương đương 160 mét khối khí tự nhiên.

    Chỉ riêng mỏ Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam 150 km về phía Nam, đã có trữ lượng khí thiên nhiên tiềm năng lên tới 100 tỷ mét khối.

    Đây cũng có thể là nguyên nhân giải thích cho hành động hai lần hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam trong một năm qua.

    Cả hai vị trí, nằm giữa Bắc Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là những địa điểm hứa hẹn khả năng phát hiện băng cháy.

    Ngoài ra, Bãi Cỏ Rong, nằm cách đảo Palawan của Philippines chừng 50 tới 70 dặm, cũng có thể là khu vực chứa một lượng lớn khí thiên nhiên dưới dạng dạng băng cháy, chính quyền Manila ước tính.

    Một cách trùng hợp, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trái phép với Đá Vành Khăn và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Cả hai khu vực này đều nằm ở phía Nam Bãi Cỏ Rong, là vị trí lý tưởng để xây dựng lực lượng quân sự ngoài biển nhằm yểm trợ cho hoạt động khai thác băng cháy tại bãi.

    Nhiều năm nay, Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay vào công nghệ khai thác dầu khí xa bờ. Bắc Kinh lên kế hoạch thử nghiệm công nghệ khai thác băng cháy vào năm 2017 và bắt đầu khai thác thương mại trước năm 2030. Tuy nhiên không công bố cụ thể vị trí khai thác.

    Ngoài Biển Đông, khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng là mỏ băng cháy tiềm năng.

    Hiện tại, sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã đẩy Phillippines và Việt Nam tới gần một thỏa thuận đối tác chiến lược. Không ngoại trừ khả năng Nhật Bản sẽ tham gia thỏa thuận này trong tương lai, Eurasia Review nhận xét.

    Điều này sẽ cản trở tham vọng đơn phương khai thác băng cháy của Trung Quốc trên vùng nước tranh chấp ở Biển Đông. Nước này sẽ phải phô diễn quyết liệt sức mạnh của lực lượng hải quân để đảm bảo an ninh cho khu vực khai thác và sản xuất.

    Đây là cái giá đắt cả về chính trị lẫn kinh tế, có thể châm ngòi cho cả một cuộc chiến tranh, điều Trung Quốc không hề mong muốn.

    Trong một kịch bản khả dĩ hơn, Trung Quốc có thể tận dụng năng lực công nghệ tiên tiến, gọi hỗ trợ tài chính dồi dào từ Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và thiết lập “quan hệ đối tác” với Việt Nam và Philippines để khai thác các khu vực trên.

    [​IMG]
    Trên thực tế, Trung Quốc đang triển khai nhiều dự án liên doanh trên Biển Đông. Tuy nhiên những tuyên bố về chủ quyền vô lý của Trung Quốc đang khiến nhiều nước châu Á ngày càng dè chừng khi bắt tay với nước này.

    Có một cách khác để Trung Quốc khôi phục niềm tin bị xói mòn trong các nước khu vực, đó là tạo lập các Vùng khai thác chung. Những Vùng như vậy được thiết lập tại nhiều nơi trên thế giới, cho phép hai quốc gia đang tranh chấp chủ quyền tạm thời gác các bất đồng qua một bên để chung tay khai thác tài nguyên trong khu vực.

    Băng cháy là một loại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng.

    Nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương.

    Ban đầu người ta cho rằng, băng cháy chỉ xuất hiện ở khu vực ngoài hệ mặt trời nơi có nhiệt độ thấp và nước đá là phổ biến, nhưng băng cháy sau đó lại được phát hiện trong trầm tích ở đáy đại dương của Trái Đất.

    Nguồn: Bizlive​
     

Chia sẻ trang này