BP: Dự trữ dầu thế giới ổn định mặc dù đầu tư giảm

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
BP cho biết trong một báo cáo dự trữ dầu toàn cầu không đổi trong năm 2015 bất chấp giảm mạnh trong đầu tư và thăm dò sau khi giá dầu sụt giảm.

Nguồn dự trữ dầu và khí đốt đã chứng minh rằng chúng có thể được hút ra thay đổi theo giá dầu do sản xuất trở thành ít nhiều khả thi về tính kinh tế.

Nhưng trong năm 2015, khi giá dầu Brent giảm gần 50% xuống 52 USD/thùng, dự trữ sụt giảm chỉ 0,1% xuống 1.698 tỷ thùng, theo tài liệu thống kê năng lượng thế giới của BP (BP Statistical Review of World Energy) phát hành năm thứ 65.

Đầu tư trong dầu và khí đốt giảm khoảng 1/4 trong năm 2015, hay 160 tỷ USD so với một năm trước, theo nhà kinh tế trưởng của BP, Spencer Dale. Đầu tư có thể giảm thêm 50 tỷ USD trong năm 2016.

Dale trả lời các nhà báo “các bạn sẽ phải trở lại cuối những năm 1970 để xem sự sụt giảm mạnh trong đầu tư”.

Sản lượng dầu năm ngoái tăng 3,2% lên 91,67 triệu thùng mỗi ngày, do sản lượng tăng từ dầu đá phiến của Mỹ và sản lượng của Iraq và Saudi Arabia tăng lên những mức kỷ lục.

BP ước tính rằng cuộc cách mạng dầu đá phiến tại Bắc Mỹ làm tăng nguồn lợi dầu và khí đốt thu hồi thêm 15%. Nguồn dự trữ dầu của Mỹ không đổi năm ngoái ở mức 55 tỷ thùng nhưng gần gấp đôi những mức năm 2005.

Nhu cầu Ấn Độ

Tuy nhiên giá dầu giảm đã gây ra tiêu thụ tăng mạnh 1,9%, gần gấp đôi trung bình trong lịch sử, do những người lái xe từ Mỹ tới Ấn Độ và Trung Quốc đi lại nhiều hơn và xe dung tích lớn hơn.
Ấn Độ nổi bật, vượt qua Nga thành thị trường năng lượng lớn thứ ba thế giới, và Nhật Bản là nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, do nhu cầu dầu tăng 8,1%.

Tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc là 6,1% vẫn lớn nhất về khối lượng.

Tiêu thụ năng lượng tổng thể tăng 1,1% trong năm 2015, tốc độ tương tự một năm trước, mặc dù thấp hơn nhiều 1,9% tốc độ trung bình 10 năm.

Cairn-Worker-overlooking-plant.gif

Tăng trưởng khiêm tốn nhất phần lớn là do tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại của Trung Quốc, chỉ 1,5% so với mức trung bình 5% trong thập kỷ qua. Sự dịch chuyển này là kết quả của sự sụt giảm sản lượng từ các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng như quặng sắt, thép, xi măng lần đầu tiên trong hàng thập kỷ.

Tiêu thụ khí đốt toàn cầu tăng 1,7%, tăng từ mức 0,6% trong năm 2014 nhưng vẫn dưới mức 2,3% trung bình 10 năm, do thời tiết mùa đông dịu hơn ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Sản lượng nhiên liệu phi hóa thạch tăng 3,6% trong năm 2015, với năng lượng tái tạo trong lĩnh vực điện tăng 15%, mặc dù thị phần tổng thể trong năng lượng toàn cầu vẫn nhỏ ở mức 2,8%.

Than ghi nhận tiêu thụ và sản lượng giảm mạnh nhất kể từ khi BP bắt đầu theo dõi vào năm 1980, với Trung Quốc chiếm 1/3 mức sụt giảm do họ chuyển sang khí đốt.

Do tiêu thụ than sụt giảm mạnh trong năm qua và nhu cầu năng lượng chậm lại, khí thải dioxit carbon từ tiêu thụ năng lượng có mức tăng nhỏ nhất kể từ năm 2009.

Nguồn: VTIC/ Reuters​
 

Việc làm nổi bật

Top