Công ty CP Vận tải hoá dầu VP gia nhập sàn UPCoM

Thảo luận trong 'Chứng khoán' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 26/1/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Những ngày đầu năm 2016, thị trường UPCoM liên tục đón nhận các công ty đại chúng lớn gia nhập thị trường. Ngày 27/1, CTCP Vận tải Hóa dầu VP (MCK: VPA), doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam vận tải đường biển mặt hàng nhựa đường lỏng sẽ chính thức đưa hơn 15 triệu cổ phiếu lên UPCoM với giá tham chiếu 10.000 đồng/cổ phiếu.

    VPA được thành lập từ năm 2008 bởi 2 cổ đông sáng lập gồm CTCP Vận tải Xăng dầu VIPCO và CTCP Hóa dầu Petrolimex (nay là Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP). VPA là đơn vị duy nhất tại Việt Nam kinh doanh khai thác loại hình vận tải đường biển mặt hàng nhựa đường lỏng trên các tuyến vận tải Đông Nam Á với 2 con tàu VP ASPHALT 1 và VP ASPHALT 2. Trong số tổng cộng 5 đơn vị nhập khẩu phân phối nhựa đường lỏng tại Việt Nam, có tới 3 đơn vị là khách hàng của VPA gồm: Shell, Caltex và Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.

    [​IMG]
    Năm 2013, sản lượng vận chuyển của VPA đạt trên 128 nghìn tấn nhựa đường lỏng, tạo ra hơn 100 tỷ đồng doanh thu. Đến năm 2014, nhu cầu nhập nhựa đường lỏng về Việt Nam tăng cao hơn các năm trước, ảnh hưởng tích cực tới nguồn hàng của VPA.

    Mở rộng thị trường khai thác tàu xuống phía Nam, 2 tàu của VPA đã khai thác hiệu quả với tổng số chuyến hàng trong năm 2014 là 75 chuyến, vận chuyển được hơn 170.000 tấn nhựa đường lỏng từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Singapore... về các cảng dỡ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, doanh thu đạt 143 tỷ đồng. Tổng thời gian khai thác 2 tàu đều đạt trên 93% số ngày trong năm.

    Trong bối cảnh hiện nay, việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đăc biệt là mạng lưới giao thông đường bộ là một trong những khâu then chốt, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á được đánh giá là thị trường năng động, đang phát triển và có tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm khá cao.

    Các nước có hệ thống giao thông đường bộ chưa hoàn thiện như Việt Nam, Philippines, Campuchia, Myanmar.… hàng năm đang phải nhập khẩu sản phẩm nhựa đường với khối lượng lớn, do vậy nảy sinh nhu cầu vận chuyển sản phẩm này giữa các quốc gia. Tại Việt Nam, căn cứ theo thống kê và dự báo của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex, tổng khối lượng nhựa đường lỏng nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ vào khoảng xấp xỉ 800.000 tấn/năm. Đây là một triển vọng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của VPA.

    Với mục tiêu trở thành công ty vận tải nhựa đường lỏng chuyên nghiệp kết hợp với phát triển ngành nghề môi giới và mua bán tàu biển, VPA hoạch định chiến lược phát triển trong giai đoạn 2013 - 2018: tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu trên thị trường vận tải nhựa đường quốc tế; tiếp tục đầu tư các loạt tàu mới đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển cho các công ty nhập khẩu nhựa đường, hóa chất, sản phẩm hóa dầu trong nước và mở rộng thị trường vận tải nhựa đường ra khu vực Đông Nam Á, Nam Á. Năm 2016, VPA đặt kế hoạch doanh thu 140 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8,6 tỷ đồng, ROE 5,8%.

    Theo HNX​
     
Tags:

Chia sẻ trang này