Dầu dư thừa cho thấy sự cần thiết để kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng của OPEC

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC cũng có thể làm gia tăng kỳ vọng giảm tồn kho dầu thô toàn cầu bắt đầu vào năm ngoái, nhưng việc thực hiện cắt giảm chỉ trong 6 tháng nghĩa là tổ chức sản xuất này sẽ không đạt được mục tiêu tái cân bằng thị trường.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC trong tháng 12 đã đạt được thỏa thuận lần đầu tiên kể từ năm 2001 để hạn chế sản lượng chung khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày.

Trong những tháng trước và sau thỏa thuận này, các bộ trưởng OPEC cho biết việc giải quyết dư cung tồn kho dầu thô và sản phẩm dầu mỏ mà đã gây giá dầu sụt giảm hơn hai năm qua là một trong số những mục tiêu chính của họ.

Tính đến nay, Saudi Arabia, nước đang đóng góp cắt giảm nhiều nhất đã cho biết thỏa thuận này không cần kéo dài quá một giai đoạn 6 tháng.

Điều này trái ngược với Iran, bộ trưởng dầu mỏ của nước này Bijan Zanganeh cho biết OPEC nên tiếp tục cắt giảm sản lượng trong nửa cuối năm 2017. Theo thỏa thuận này, Iran được cho phép tăng nhẹ sản lượng trên những mức hồi tháng 10.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết tồn kho dầu thô, khí tự nhiên lỏng và các sản phẩm dầu mỏ tại các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD vẫn cao hơn 286 triệu thùng so với mức 2,7 tỷ thùng, trung bình 5 năm. Điều này bất chấp việc giảm 800.000 thùng/ngày trong quý 4/2016.

Việc dư thừa hầu như chia đều giữa dầu thô và chất lỏng. Cơ quan này dự báo tồn kho giảm 600.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017 nếu việc tuân thủ thỏa thuận sản lượng được duy trì ở những mức tháng 1.

Nhà phân tích dầu mỏ Olivier Lejeune ở IEA cho biết “nếu tồn kho của OECD tiếp tục giảm trong năm 2017 ở tốc độ tương tự như đã thấy trong 6 tháng cuối năm, thì sẽ mất khoảng 1 năm để trở lại mức tồn kho trung bình 5 năm”.

Vấn đề đối với OPEC là trong khi việc tuân thủ cao với việc cắt giảm sản lượng đã thỏa thuận sẽ giúp giảm tồn kho, nhu cầu kém và nguồn cung của các nguồn cung cấp ngoài OPEC đang tăng lên có thể làm giảm hiệu quả của động thái này.

BNP Paribas cho biết nguồn cung dầu được dự kiến tăng so với năm trước trong nửa đầu năm 2017 tại các nhà sản xuất lớn không thuộc OPEC như Canada, Brazil và Kazakhstan.

Ngân hàng Pháp cho biết “câu hỏi quan trọng là mức độ phục hưng của lĩnh vực dầu đá phiến Mỹ, dựa vào việc tăng giàn khoan hoạt động kể từ tháng 5/2016 và tỷ lệ đầu cơ cao đối với năm 2017 trong số các nhà sản xuất”.

opec_YTEZ.jpg

Một đe dọa với thành công của thỏa thuận này có thể cũng đến từ OPEC do Libya và Nigeria tăng sản lượng, đây là hai nước được miễn trừ khỏi việc cắt giảm. Libya đã bổ sung 190.000 thùng/ngày kể từ tháng 10.

Trong khi tồn kho của OECD đang sụt giảm, tồn kho tại các nước ngoài OECD đã tăng lên đặc biệt tại Trung Quốc và Ấn Độ, nơi số liệu mức độ tồn kho đáng tin cậy khó tìm hơn.

Việc tái cân bằng có thể là không đồng đều: chuyển dư thừa từ một khu vực này sang khu vực khác. OPEC và Nga cho đến nay đã bảo vệ châu Á từ việc giảm xuất khẩu bắt nguồn từ sản lượng thấp hơn, chủ yếu tập trung vào Mỹ và châu Âu. Điều đó có thể dẫn tới tồn kho ở châu Á tăng tiếp do cuộc chiến của các nhà sản xuất chủ chốt giành thị phần ở đó.

Energy Aspects ước tính dư cung thương mại toàn cầu (không tính dự trữ dầu mỏ chiến lược) chỉ dưới 400 triệu thùng vào cuối năm trước.

Số liệu này gồm khoảng 300 triệu thùng từ OECD và 100 triệu thùng từ các nguồn cung ngoài OECD.

Các cơ quan tư vấn năng lượng dự báo tồn kho giảm trung bình khoảng 700.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm nay.
Nguồn: VITIC/Reuters​
 

Việc làm nổi bật

Top