Dầu khí – Sẽ cần một “bó đũa” OPEC vững chắc làm điểm tựa cho sự cải thiện của giá dầu

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 1/10/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Kết thúc cuộc họp không chính thức ngày 28/9/2016 tại Algeria, Saudi Arabia cùng các nước trong khối OPEC đã sơ bộ đạt được một thỏa thuận đóng băng sản lượng đầu tiên sau 8 năm. Đây là một thông tin khá bất ngờ đối với ngành dầu khí thế giới cũng như thị trường năng lượng toàn cầu do những bất đồng trong quan điểm và nhận định từ chính Saudi Arabia về giá dầu trong thời gian qua.

    Chủ tịch OPEC, Mohamed Salah Assada tuyên bố về việc cắt giảm sản lượng xuống mức 32,5 – 33,0 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, cơ chế giảm sản lượng cho từng quốc gia sẽ được xác định bởi ủy ban kỹ thuật cao cấp mới được thành lập. Thông tin cụ thể dự kiến công bố tại cuộc họp thường kì chính thức của OPEC vào tháng 11 tới tại Vienna, Áo và có thể sẽ có những nước ngoài OPEC tham gia như Nga. Hiện tại, sản lượng dầu thô của OPEC là 33,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng một số quốc gia như Iran, Lybia và Nigeria sẽ được phép khai thác và sản xuất tự do. Điều này có ý nghĩa rằng không hoàn toàn khối OPEC sẽ bị thắt chặt sản lượng trong thời gian tới và sự sụt giảm sản lượng sẽ tập trung phần lớn vào nước dẫn đầu, Saudi Arabia.
    [​IMG]
    Có thể nhận thấy quyết định trên hoàn toàn trái ngược với chiến lược để thị trường tự cân bằng của Saudi Arabia kể từ cuối năm 2014 đến nay. Do những hệ quả từ chính chiến lược cắt giảm sản lượng không thành công vào năm 2008 khi các nước trong khối vẫn gia tăng sản lượng dầu thô bất chấp giá dầu sụt giảm mạnh, Saudi Arabia khá kiên định và tin tưởng vào sự phục hồi và cân bằng nhanh chóng của thị trường dầu khí. Mặc dù vậy, với khoảng thời gian giá dầu thấp kéo dài (2 năm), các nước trong khối OPEC đang phải đối mặt với tình hình tài chính tồi tệ. Theo IMF, Saudi Arabia sẽ phải chịu thâm hụt tài khóa tương đương 13,5% GDP cho năm 2016. Các nước thuộc nhóm kém phát triển hơn như Venezuela, Libya hay Angola cũng đang trong thời kì khủng hoảng. Có thể nhận thấy chiến lược trên của OPEC mặc dù đã phần nào đánh bại đối thủ chính là dầu đá phiến Mỹ nhưng đồng thời cũng làm tổn thương chính các quốc gia thuộc khối này.

    Do đó trong thời điểm hiện tại, OPEC, hay nói cách khác là chính Saudi Arabia đang đánh cược với chiến lược cắt giảm sản lượng khi kì vọng vào một sự hồi phục mạnh mẽ hơn của giá dầu. Sau khi thông tin trên được công bố, giá dầu thô Brent (hợp đồng kì hạn) tăng mạnh 5,6% lên 48,7 USD/thùng. Về cục diện thị trường dầu mỏ, những yếu tố cơ bản trên thị trường chưa thay đổi nhưng tuyên bố của OPEC dường như đã “đánh động” đến tâm lý thị trường. Với diễn biến này, RongViet Research cho rằng tác động trên sẽ duy trì ít nhất đến cuộc họp tháng 11, thời điểm những sự điều chỉnh về nguồn cung chính thức được công bố.

    Mặc dù vậy RongViet Research nhận định sẽ vẫn còn một số rủi ro nhất định với OPEC trong thời điểm hiện tại đó là:

    Các công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ tận dụng thời điểm các nước xuất khẩu dầu mỏ có động thái cắt giảm sản lượng nhằm đẩy mạnh trở lại khai thác. Điều này một lần nữa là thách thức đối với các nước thành viên OPEC khi Mỹ không bị ràng buộc bởi bất cứ điều khoản nào và ngành dầu đá phiến đang có sự phát triển về công nghệ vượt trội.

    OPEC tiếp tục không đồng thuận về một giải pháp cắt giảm trong dài hạn. Vấn đề trên dường như vẫn còn dai dẳng khi 2008, Saudi Arabia đã nhận được một “bài học” đắt giá khi việc cải thiện của giá dầu không mang lại hiệu quả để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng. Thời điểm cuối năm 2014 tiếp tục bối cảnh trên khi mức trần sản lượng 30 – 32 triệu thùng dầu/ngày không có nhiều ý nghĩa khi các nước thành viên liên tục sản xuất vượt trần. Sự trở lại của Iran sau cấm vận cho thấy mức trần sản lượng không đem lại nhiều tác dụng. Do đó, mặc dù các nước thành viên đã đồng ý với thỏa thuận trên, tháng 11 vẫn ẩn chưa rủi ro tiềm tàng để OPEC không thống nhất được thỏa thuận thực sự.

    Các nước ngoài OPEC đang tận dụng triệt để khả năng khai thác nhằm chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là Nga. Tuy nhiên, chúng tôi không đề cao rủi ro trên do tại cuộc họp gần nhất (Doha), Nga cũng nằm trong nhóm các nước mong muốn đạt được một thỏa thuận đóng băng sản lượng.
    [​IMG]
    Không thể phủ nhận vai trò của OPEC là một nhà tạo lập thị trường, quay ngược thời gian về thời điểm đầu năm 2016, giá dầu đã chạm đáy 28 USD/thùng và OPEC đã có những động thái mang yếu tố địa chính trị giúp giá dầu phục hồi và ổn định quanh vùng 45 – 50 USD/thùng. Do đó, trong ngắn hạn, giá dầu được đánh giá sẽ có sự hỗ trợ tích cực từ tâm lý thị trường và có thể hồi phục lên 53 – 55 USD/thùng. Tuy nhiên, với kịch bản tích cực nhất khi 2 tháng tới các nước trong khối OPEC đạt được một tiếng nói chung, giá dầu sẽ khó có sự cải thiện mạnh để vượt quá 60 USD/thùng do nguồn cung dư thừa vẫn là “chốt chặn” cho đà hồi phục của giá dầu.

    Theo chuyên viên ngành, việc cắt giảm nguồn cung chỉ phần nào cải thiện giá dầu nhằm “câu giờ” và chờ đợi một sự cải thiện mạnh hơn từ nhu cầu năng lượng. Bên cạnh đó, thời điểm tháng 11 sẽ là mốc quan trọng xác định xu hướng giá dầu trong dài hạn. Trong trường hợp không có thay đổi nào đáng kể về tâm lý (như yếu tố bất ngờ từ kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (08/11) cũng có thể tác động tiêu cực đến giá dầu) thì giá dầu bình quân 2017 được đánh giá sẽ ổn định tại mặt bằng giá mới (~55 USD/thùng) và có thể tiến tới điểm cân bằng có lợi cho ngành dầu khí Việt Nam là 60 USD/thùng trong nửa cuối năm 2017.
    [​IMG]
    Nguồn: VDSC; Kien Nguyen​
     
  2. oilpri
    Offline

    oilpri New Member

    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Quảng Ninh
    Opec còn nhiều việc phải làm, dung hòa được với iran, cho mỹ gia nhập opec là điều không tưởng
     

Chia sẻ trang này