Giá dầu có thể phục hồi mạnh từ giữa năm 2017

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 15/2/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Các chuyên gia khu vực Trung Đông nhận định giá dầu thô trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục xu thế ảm đạm trong năm 2016 nhưng có thể phục hồi mạnh từ giữa năm 2017. Giám đốc điều hành hãng năng lượng Kuwait Petroleum International (KPI) của Kuwait, ông Bakheet Al-Rashidi nhận định giá dầu có thể đạt ngưỡng 50-60 USD/thùng vào giữa năm 2017 và 60-80 USD/thùng trong 3 năm tới.

    Phát biểu trước báo giới tại một sự kiện của KPI diễn ra cuối tuần qua ở London (Vương quốc Anh), ông Al-Rashidi cho rằng sự suy giảm mạnh của giá dầu thời gian qua là do tình trạng dư cung quá mức trên thị trường và nhu cầu suy yếu tại châu Á, nhất là Trung Quốc, đồng thời khẳng định thị trường dầu mỏ toàn cầu đang trải qua một sự điều chỉnh và đã chạm đáy. Đánh giá triển vọng của giá dầu trong trung hạn, ông khẳng định: "Chúng ta có thể chứng kiến giá dầu đạt mức 60-80 USD/thùng trong 3 năm nữa".

    [​IMG]
    Trong một báo cáo mới đây, hãng đầu tư Jadwa Investment của Saudi Arabia đánh giá giá dầu sẽ vẫn tiếp tục giai đoạn ảm đạm đến hết năm 2016, chủ yếu do thị trường tràn ngập nguồn cung. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành viên trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ vẫn là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường. Ngay cả khi nguồn cung của các nhà sản xuất ngoài OPEC bắt đầu giảm trong năm 2016, sự trở lại thị trường dầu mỏ thế giới của Iran tiếp tục gây áp lực lên giá dầu.

    Báo cáo của OPEC cho rằng nguồn cung của các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ giảm 0,5 triệu thùng/ngày trong năm 2016. Hai nước sản xuất lớn nhất ngoài OPEC là Mỹ và Nga có thể chứng kiến sự sụt giảm sản lượng. Đối với Nga, các lệnh trừng phạt quốc tế khiến các công ty dầu mỏ nước này khó tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế và việc Moskva đề xuất tăng thuế khai thác dầu thô nhằm tăng thu ngân sách có thể sẽ khiến sản lượng dầu của Nga giảm trong năm 2016.

    Báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy, tổng sản lượng dầu thô của nước này không thay đổi trong năm 2015, song giá dầu thấp cùng với các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn... sẽ khiến sản lượng dầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm 7% trong năm nay (tương đương 0,5 triệu thùng/ngày), xuống 8,8 triệu thùng/ngày, so với mức tăng 16% giai đoạn 2012-2014.

    Theo hãng đầu tư Jadwa Investment, sự sụt giảm sản lượng của Nga và Mỹ sẽ được bù đắp một phần bởi sự tăng cung trong OPEC. Sản lượng của OPEC dự kiến tăng thêm 0,5 triệu thùng/ngày trong năm 2016, lên mức trung bình 32,9 triệu thùng/ngày. Hầu hết mức tăng này của OPEC đến từ Iran, quốc gia vừa được quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, sản lượng khai thác của Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất OPEC, sẽ không thay đổi ở mức 10,2 triệu thùng/ngày năm 2016.

    Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/2 chỉ vài giờ sau khi có thông tin về việc Iran xuất khẩu 4 triệu thùng dầu sang thị trường châu Âu lần đầu tiên sau nhiều năm bị cấm vận, một số nhà sản xuất trong OPEC đã bắt đầu tỏ ra quan ngại về thị trường dầu mỏ thế giới. Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachiwku cho biết sẽ sớm thảo luận với người đồng cấp Saudi Arabia và Qatar về những diễn biến mới nhất trên thị trường, chứ không thể chờ tới hội nghị lần tới của OPEC, dự kiến diễn ra vào tháng 6/2016.

    Nguyễn Trường (P/v TTXVN tại Cairo)​
     

Chia sẻ trang này