Giá điện Việt Nam: Những câu hỏi khó cho EVN

Thảo luận trong 'Điện lực' bắt đầu bởi Admin, 19/11/15.

  1. Admin
    Offline

    Admin Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Tại sao cơ cấu sản xuất điện đã thay đổi nhiều, sản lượng điện do thủy điện chiếm tỷ trọng lớn mà giá bán điện không giảm mà chỉ tăng?
    Những câu hỏi “Tại sao?”

    Theo ông Phạm Thế Minh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam có rất nhiều câu hỏi “Tại sao?” người tiêu dùng lâu nay vẫn đặt ra cho ngành điện. Đó là: Tại sao cơ cấu sản xuất điện đã thay đổi nhiều, sản lượng điện do thủy điện chiếm tỷ trọng lớn mà giá bán điện không giảm mà chỉ tăng? Ngay trong sản lượng điện do nhiệt điện sản xuất, có nhiều giai đoạn nhiên liệu đầu vào giảm giá nhưng giá thành điện vẫn cao trong khi các sản phẩm khác phải chủ động giảm giá? Hệ thống truyền tải điện cả cao áp và hạ áp sau nhiều năm đầu tư, cải tạo, tổn hao trong truyền tải đã giảm nhưng đầu ra giá điện lại tăng?

    “Những câu hỏi trên dù chỉ là khái quát nhưng là câu hỏi có lý, có cơ sở khoa học mà những người lãnh đạo ngành điện chưa bao giờ trả lời được một cách khoa học, minh bạch cho người tiêu dùng. Vì sao có tình trạng đó? Phải chăng do cơ chế quản lý, do độc quyền sản xuất, truyền tải và bán điện?”, ông Minh chất vấn.

    [​IMG]

    Cũng theo Tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam, bản thân các nhà sản xuất điện cũng đều chưa thỏa mãn với giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay. Ông dẫn lời ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) – một hộ lớn bán điện cho EVN phát biểu rằng, hiện nay giá điện tính toán theo quy định chưa phản ánh được đầy đủ các chi phí biến động đầu vào khác như biến động tỷ giá dẫn đến việc giữa bên bán và bên mua khó thống nhất mức giá điện phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên”.

    TKV đề nghị cần sớm vận hành thị trường điện cạnh tranh, tiếp tục hoàn thiện giá bán điện cho phù hợp điều kiện hiện nay tạo ra sự minh bạch, công bằng cho các chủ đầu tư các dự án nguồn điện khi đàm phán hợp đồng mua bán điện với EVN.

    Trong khi đó, Trưởng ban điện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) – nhà sản xuất điện lớn chiếm tới 15% sản lượng điện cả nước và đang có dự kiến nâng thị phần sản xuất điện lên 20-25%, thì phản ánh khó khăn trong việc thu hút đầu tư do giá điện còn thấp chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.

    Công ty CP Nhiệt điện An Khánh tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên trong đề xuất của mình cũng đề nghị Bộ Công thương ban hành khung giá điện và có ý kiến chỉ đạo EVN áp dụng Thông tư 41/2010/TT-BCT ngày 14/12/2010 để tính giá bán điện với Công ty mua bán điện.

    Đáp lại những đề xuất trên, ngoài các kiến nghị xin phát hành trái phiếu quốc tế, bảo lãnh cho vay vốn nước ngoài, ưu tiên cho sử dụng ODA, hỗ trợ lãi suất vay của các ngân hàng thương mại…, EVN còn đề nghị cho phép thực hiện cơ chế giá thị trường trong mua bán điện.

    “Như vậy là cả người bán điện cho EVN, cả người mua điện của EVN đều thấy cần áp dụng cơ chế thị trường trong mặt hàng điện nhằm đảm bảo sự hợp lý, sòng phẳng và minh bạch”, ông Minh nhấn mạnh.

    Ủng hộ phương án điện một giá nếu…

    Ông Phạm Thế Minh cho rằng, để đảm bảo tính khoa học cho giá điện, việc thực hiện cơ chế thị trường là khoa học nhất, minh bạch và sòng phẳng nhất, đảm bảo sự bình đẳng giữa người sản xuất và tiêu dùng, giữa người mua và người bán.

    Theo Diễn Đàn Tri Thức
     

Chia sẻ trang này