Hai định luật đầu tiên của Kepler

vddentalspa_507

New Member
Hai định luật đầu tiên của Vietduc Dental Spa Kepler có vẻ như có chút gì xa lạ và trừu tượng: các hành tinh chuyển động theo hình elip và quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau, ừ, thế rồi sao? Chuyển động tròn dễ nắm bắt hơn. Chúng ta có xu hướng gạt những định luật này ra khỏi đầu vì thây chúng như một ưò vá víu thuần túy bằng toán học, xa rời đời sông hằng ngày. Nhưng đấy là những định luật mà không chỉ các hành tinh phải tuân thủ, mà ngay
cả chúng ta, vốn xưa nay bị dính chặt trên bề mặt Trái Đất, nếu bị quăng vào không gian giữa các hành tinh thì cũng phải tuân theo. Chúng ta chuyển động theo đúng những định luật của tự nhiên mà Kepler là người dầu tiên khám phá ra. Khi phóng tàu vũ trụ tới các hành tinh, khi quan sát sao dôi, khi xem xét chuyển động của các thiên hà xa xăm, khắp nơi trong Vũ trụ đâu dâu chúng ta cũng thấy các đinh luật của Kepler được tuân thủ.
Nhiều năm sau, Kepler mới đi đến định luật thứ ba và cuối cùng của ông về chuyển động của các hành tinh, một định luật liên hệ chuyển động của các hành tinh với nhau, làm hiện rõ bộ máy vận hành của hệ Mặt Trời. Ông mô tả nó trong một cuốn sách nhan đề Những sự hài hòa của thế giới. Kepler đã hiểu ra nhiều thứ được thể hiện bằng từ hài hòa: trật tự và vẻ đẹp của chuyển động hành tinh, sự tồn tại các đinh luật toán học giải thích chuyển động ấy 1 một ý tưởng có từ Pythagoras - và thậm chí sự hài hòa theo nghĩa âm nhạc, sự "hài hòa của các thiên cầu". Khác với quỹ đạo của Sao Thủy và Sao Hỏa, quỹ đạo của các hành tinh khác sai lệch rất ít so với đường tròn nên ta không thể tìm dược hình dạng thực của chúng ngay cả trong một sơ đồ cực kỳ chính xác. Trái Đất là cái bệ di dộng mà từ đó chúng ta quan sát chuyển dộng của các hành tinh khác trên nền các chòm sao ở rất xa. Các hành tinh đá phía trong chuyển dộng khá nhanh trên quỹ đạo của chúng 1 dó là lý do mà Sao Thủy mang tên Mercury: Mercury là sứ giả truyền tin của các vị thần. Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa chuyển động quanh Mặt Trời không nhanh bằng, cái
sau chậm hơn cái trước. Các hành tinh khí phía ngoài, như Sao Mộc và Sao Thổ, thì di chuyển chậm chạp và bệ vệ, phù hợp với phong thái của các vua chúa trong đám cận thần(1>.
Định luật thứ ba hay định luật hài hòa của Kepler phát biểu rằng bình phương các chu kỳ của các hành tinh (khoảng thời gian mà chúng quay trọn một vòng quỹ đạo) tỷ lệ với lập phương khoảng cách trung bình của chúng tới Mặt Trời; hành tinh càng ở xa thì dịch chuyển càng chậm, nhưng tuân theo một định luật toán học chính xác: p2 = a3, trong đó p là chu kỳ quay của hành tinh quanh Mặt Trời, được do bằng năm, còn a là khoảng cách của hành tinh tới Mặt Trời, được đo bằng "đơn vị thiên văn". Một đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Sao Mộc, chẳng hạn, cách Mặt Trời năm đơn vị thiên văn, và a3 = 5 X 5x5 = 125. Sô" nào nhân với chính nó thì bằng 125? Thôi, ta lấy số nguyên 11 vì nó cho kết quả sát nhất. Vậy thì 11 năm là chu kỳ để Sao Mộc đi một vòng quanh Mặt Trời. Lập luận tương tự cũng áp dụng với mọi hành tinh, tiểu hành tinh và sao chổi. Không đơn thuần bằng lòng với việc rút ra từ Tự nhiên các dinh luật chuyển động của hành tinh, Kepler còn cô" gắng tìm nguyên nhân nền tảng hơn ở bên dưới, một thứ ảnh hưởng nào đó của Mặt Trời lên hệ động học của các thế giới. Các hành tinh tăng tốc khi đến gần Mặt Trời và giảm tốc khi rời xa nó. Như vậy bằng cách nào  
đó các hành tinh dù ở xa vẫn cảm nhận được sự hiện diện của Mặt Trời. Từ tính cũng là một loại ảnh hưởng dược cảm nhận từ xa. Bằng khả năng đoán trước đáng kinh ngạc về quan niệm vạn vật hấp dẫn, Kepler dã giả định rằng nguyên nhân ẩn giấu bên dưới cũng tương tự như từ tính.
 

Việc làm nổi bật

Top