Indonesia có thể không cần nhập khẩu LNG cho đến năm 2020 do sản lượng tăng

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 15/7/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Indonesia có thể không cần nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG cho đến ít nhất năm 2020, do sản lượng trong nước mạnh, ngay cả khi chính quyền thúc đẩy tăng cường tiêu thụ khí đốt trong nước.

    Tổng cục trưởng, tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt, Wiratmaja Puja đã trả lời các phóng viên “sản lượng của chúng tôi trở nên tốt hơn so với dự đoán”. “Vì thế có khả năng cao chúng tôi sẽ không cần nhập khẩu trong năm 2019”.

    Ông Puja đang đề cập tới sản lượng cao hơn dự kiến từ mỏ khí đốt Jangkrik được Eni điều hành. Mỏ này được thiết kế để sản xuất 450 triệu feet khối khí đốt mỗi ngày, nhưng sản lượng có thể tăng lên 600 triệu feet khối mỗi ngày.

    Hiện nay nhà xuất khẩu LNG lớn thứ 5 thế giới, Indonesia đã mất thị phần cho nhà sản xuất mới từ Australia và Qatar, và do sản lượng giành riêng cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, thị trường khí đốt trong nước không phát triển ngay cả sau khi chính phủ thúc đẩy nhiên liệu này thay thế than cho các nhà máy điện và như nhiên liệu công nghiệp.

    Tuy nhiên, các nhà máy điện tại Indonesia vẫn đang dựa vào than rẻ hơn, đã hạn chế sự phát triển của cơ sở hạ tầng khí đốt.

    [​IMG]
    Ông Puja cũng đặt vấn đề nghi ngờ nhập khẩu sau năm 2020, khi ông đề cập dự án Tangguh Train 3 của BP sẽ cung cấp thêm khí đốt cho Indonesia từ năm 2020 trở đi. Ông nói “vào cuối năm 2020 chúng tôi sẽ không cần nhập khẩu”.

    Các ý kiến này được đưa ra ngay cả khi công ty Woodside Petrolum của Australia ký một hợp đồng hồi tháng 4 để cung cấp LNG cho công ty năng lượng nhà nước Pertramina, Indonesia từ năm 2019 tới năm 2034. Pertamina cũng có một hợp đồng nhập khẩu LNG với công ty năng lượng Cheniere Energy Inc ở Mỹ từ năm 2018 và tập đoàn Exxon Mobil từ năm 2025.

    Ông Puja đề xuất những nguồn cung cấp này có thể được chuyển hướng sang các khách hàng LNG khác tại châu Á, đặc biệt là Bangladesh.

    Phó chủ tịch của Pertamina, Didik Sasongko đã ủng hộ ý tưởng đó. Ông nói “chúng tôi có thể sử dụng nó để kinh doanh hoặc để tối ưu hóa danh mục đầu tư LNG của Pertamina”.

    Trong khi đó, Puja cho biết Indonesia đang tìm kiếm khách hàng mua 16 tới 18 lô LNG chưa ủy thác trong năm nay.

    Ông dự kiến trung bình 50 tới 60 lô hàng chưa ủy thác mỗi năm cho tới năm 2035.
    Nguồn: VITIC/Reuters​
     

Chia sẻ trang này