Khí đốt, những kỷ niệm ngày đầu đáng nhớ

Thảo luận trong 'Văn hóa Doanh nghiệp' bắt đầu bởi Connect Unlimited, 18/6/16.

  1. Connect Unlimited
    Offline

    Connect Unlimited Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vung Tau
    Cho đến nay nhiều người vẫn còn chưa biết hoặc ít biết đến sự ra đời của một loại hình công nghệ mới trong ngành Dầu khí, hiện tại nó đang mở ra một triển vọng đầy ắp khả năng hiện thực với nhiều vấn đề đáng bàn và phải bàn về nó. Nó đã làm thay đổi nhiều đối sách trong lĩnh vực kinh tế - xã hội từ cấp vĩ mô cho tới từng hộ gia đình ở nước ta, đó là thành quả của quy trình khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí đốt.

    Theo tài liệu khảo sát thăm dò đã được công bố, trữ lượng khí đốt ở Việt Nam khá lớn, nó phân bổ đều khắp chiều dài lãnh thổ, từ thềm lục địa phía Bắc tới vùng trũng Tây Nam ở nước ta. Đây là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất làm tiền đề cho nhiều dự án lớn của Nhà nước trước mắt và lâu dài.

    Hiện nay, ngành Dầu khí Việt Nam mới chỉ tổ chức thu gom, vận chuyển khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, mỏ Rạng Đông... và khai thác khí tự nhiên hai mỏ Lan Tây, Lan Đỏ ở bể Nam Côn Sơn để đưa vào bờ chế biến, thực hiện một quy trình đồng bộ, khép kín trong việc khai thác dầu khí ở nước ta. Xin được quay lại với kỷ niệm của những ngày đầu đáng nhớ này.

    [​IMG]
    Ảnh: Nguyễn Chính Tiến
    Năm 1988 sản lượng dầu thô tăng đột biến khi Liên doanh Dầu khí Việt - Xô tìm ra những vỉa dầu có trữ lượng lớn trong tầng đá móng ở vùng mỏ Bạch Hổ. Tỷ lệ thuận với sản lượng dầu thô được khai thác, lượng khí đồng hành bị đốt bỏ tại đây ngày càng lớn đã lên tới hàng trăm triệu mét khối một năm, đây là chuyện bình thường ở các mỏ đang hoạt động khai thác. Tuy nhiên, một số người có trách nhiệm trong ngành Dầu khí vẫn cảm thấy xót ruột, họ ngày đêm phải động não để nghĩ cách thu gom phần khí đang bị đốt bỏ một cách không thương tiếc mà hằng ngày họ phải chứng kiến.

    Đứng trước đòi hỏi bức thiết của thực tế khách quan với ngành Dầu khí đã đến lúc không thể bình chân một cách bàng quan đứng nhìn hàng triệu m3 khí hằng ngày cứ phần phật cháy vô tích sự ở đầu ống pha-ken ngoài biển khơi. Trong lúc đó các nhà máy nhiệt điện hằng ngày đang uống thùn thụt hàng triệu lít dầu DO phải nhập khẩu bằng ngoại tệ, hàng trăm cây số vuông của rừng xanh đang hàng ngày bị đốn hạ làm chất đốt cho dân sinh, cho công nghiệp. Và đặc biệt trong giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam lúc này đang cần lắm rất nhiều khu công nghiệp, đang cần lắm năng lượng cho hàng loạt các nhà máy lớn nhỏ đang vặn mình cựa quậy sinh sôi. Chưa chế ngự được ngọn lửa khí đồng hành, điều đó đồng nghĩa với việc bất lực đứng nhìn tờ ngoại tệ hiếm hoi cứ tơi tả cháy hết ngày này sang ngày khác ở vùng mỏ Bạch Hổ. Đây là mồ hôi nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, cụ thể và gần gũi hơn là công lao của những người đã, đang và còn tiếp tục công việc với dầu khí từ hôm qua cho đến ngày nay.

    Là đất nước làm nông nghiệp cứ quen lấy lúa gạo ra quy đổi, ta phải hình dung ra một con số xót xa, cứ 1 tháng lượng khí phải đốt bỏ ở đây tính ra giá trị bằng sản lượng được mùa của cả ba vụ mồ hôi nước mắt trong một năm ở Đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ cần làm phép tính so sánh số học đơn giản như vậy cũng đã thấy xót lòng. Sau nhiều tháng ngày vật lộn, trăn trở tìm tòi phương án xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật để đệ trình chính phủ phê duyệt, ngành Dầu khí đã phải đi những bước dò dẫm nhất nhưng cũng chắc chắn nhất, và rồi họ cũng tới được cái đích cần phải đến.

    Ngày 1-5-1995 giai đoạn đầu của Dự án “Thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức” với tên gọi đúng nghĩa đen và ngắn gọn như một mệnh lệnh: “Đưa nhanh khí vào bờ” (Fast - Track) do Ban Quản lý Công trình Khí thực hiện coi như đã hoàn thành. Mục tiêu cấp bách đã đạt được bằng phương châm: Sử dụng thiết bị tối thiểu để đáp ứng nhu cầu thu hồi khí tối đa, hạn chế thấp nhất đến việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Câu khẩu hiệu chỉ đạo sản xuất trước đây: “Nhanh, nhiều, tốt, rẻ” cực kỳ mâu thuẫn, rất bất khả thi, chưa từng đúng ở đâu, lạ kỳ thay lại được thực hiện trọn vẹn ở trường hợp cấp bách này. Tuy vậy, đây mới chỉ là giải pháp tình thế trước mắt nhằm thu gom gấp nguồn khí đồng hành và tạm thời tách lọc tạp chất cung cấp ngay khí ẩm cho Nhà máy Điện Bà Rịa mà chưa đặt vấn đề xử lý, chế biến để đáp ứng mục đích thực hiện gấp chủ trương chống lãng phí tài nguyên. Giai đoạn tiếp theo là phải đồng bộ hóa quy trình công nghệ để hoàn chỉnh hệ thống dự án, nhiều công trình phải cùng khẩn trương xây dựng, trong đó có Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố.

    Nhà máy được coi như trái tim của cơ thể, nó có vai trò quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của dự án.

    Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố là gói thầu số một ở trong hàng rào, khởi công xây dựng ngày 4-10-1997 thời gian thi công 17 tháng và 1 tháng chạy thử. Vốn đầu tư 90 triệu USD, với những thiết bị kỹ thuật hiện đại được chọn mua từ những nước có trình độ khoa học tiên tiến nhất.

    Nhà máy được thiết kế với công suất xử lý 1,5 tỉ m3 khí/năm, vận hành theo quy trình công nghệ kỹ thuật cao, đồng bộ tự động hóa. Đây là một nhà máy hiện đại trong khu vực châu Á, khi sản xuất nó sẽ cho ra ba loại sản phẩm chính: Khí khô, LPG và Condensat. Khi tiếp xúc với ngành Dầu khí chúng ta hay phải nghe đến những tên gọi các sản phẩm lạ tai này, nhưng mới chỉ biết đến một đặc điểm oai nhất của nó là sự CHÁY còn chưa có khái niệm sâu về bản chất của nó, từ đây sẽ phát sinh một quan hệ kéo theo dẫn đến chúng ta không hiểu hết tính chất công việc của những người đang chế ngự ngọn lửa khí.

    Xin được cắt nghĩa ngắn gọn, nôm na thế này: Khí khô trước hết phải là khí sạch, là hợp chất của hai thành phần hóa học CH4 và C2H6 ở thể hơi, vận chuyển chủ yếu bằng đường ống cung cấp đến các nhà máy phát điện với áp suất cao và các hộ tiêu thụ trong khu công nghiệp với áp suất thấp. Đây là loại sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng rất lớn khoảng 90% sản lượng của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố để làm nhiên liệu cho các cụm nhà máy phát điện và làm nguyên liệu cho nhà máy phân đạm. Các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân... tuy có rất nhiều nhà máy sử dụng khí nhưng ở dạng thấp áp và cũng chỉ dùng hết 10% còn lại. Ngoài cách vận chuyển bằng đường ống người ta có thể nén lại giảm thể tích ở chế độ đông lạnh để vận chuyển bằng tàu thủy.

    Sau nhiều tháng ngày vật lộn, trăn trở tìm tòi phương án xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật để đệ trình chính phủ phê duyệt, ngành Dầu khí đã phải đi những bước dò dẫm nhất nhưng cũng chắc chắn nhất, và rồi họ cũng tới được cái đích cần phải đến.
    Phạm Văn Đoan
    Nguồn:Năng lượng Mới 531​
     

Chia sẻ trang này