Khí đốt thiên nhiên “lên ngôi”

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
LNG (Liquefied Natural Gas) là khí đốt thiên nhiên được hóa lỏng khi làm lạnh sâu từ 1200C - 170oC (tùy theo tỷ lệ các thành phần hỗn hợp trong chất khí) sau khi đã loại bỏ các tạp chất. LNG có thành phần chủ yếu là methane. LNG là loại khí thuận tiện cho việc tồn chứa, vận chuyển từ nơi sản xuất đến các thị trường tiêu thụ. Sau khi được vận chuyển đến nơi tiêu thụ, LNG được chuyển trở lại trạng thái khí khi đi qua thiết bị tái hóa khí sau đó được bơm vào đường ống vận chuyển đến các hộ tiêu thụ.

Khí đốt thiên nhiên là một sự lựa chọn hấp dẫn bởi vì nó có hiệu quả nhiên liệu cao hơn, cháy sạch hơn than hoặc các sản phẩm dầu, và là một phương án khả thi để cắt giảm phát thải carbon dioxide (CO2). Khi Mỹ và Trung Quốc cam kết cắt giảm phát thải thì khí đốt thiên nhiên là giải pháp đáng chú ý.

Shell-eyeing-Gails-US-LNG-volumes.jpg

Mặc dù có những thuận lợi so với xăng dầu như mật độ năng lượng cao hơn, giảm số lần tiếp nhiên liệu cũng như giảm ô nhiễm môi trường, nhưng LNG vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí rất cao trong việc đầu tư vào phương tiện cất giữ và vận chuyển, cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc chế biến.

Ảnh hưởng của giá dầu thô

Vì giá dầu thô tiếp tục phải vật lộn và đã đạt tới mức thấp mới bởi có nhiều đề xuất sáng kiến năng lượng xanh mới, khiến các công ty dầu khí phải xem xét chuyển sang khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG), vì đây là một lựa chọn dư giả để đầu tư.

Đầu tư hàng năm tại các dự án dầu và khí giảm từ 780 tỷ USD xuống còn 450 tỷ USD USD trong 2 năm qua, một sự sụp đổ không có tiền lệ, và không có dấu hiệu phục hồi nào trong những năm tới. Gần 90 công ty đã phá sản kể từ khi giá dầu sụp đổ. Trong khi đó, khí đốt thiên nhiên lại là nguồn năng lượng khởi nguyên lớn nhất thứ 2 ở Mỹ xét về tiêu thụ, chiếm tới 28 % tổng nhu cầu năng lượng và để sưởi ấm cho hơn nửa dân số Mỹ.

Một lựa chọn tự nhiên

Theo bản Tổng quan Năng lượng Quốc tế năm 2016 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, khí đốt thiên nhiên là nhiên liệu hóa thạch tăng mạnh nhất và tiêu thụ khí này có thể tăng khoảng 1,9 % hàng năm cho tới năm 2040. Theo IEA, nhu cầu LNG liên tục khoảng 100 tỷ mét khối-BCM (74 triệu tấn mỗi năm-MTPA) tới năm 2040, trong khi Bộ Kinh tế-Thương mại và Công nghiệp METI (Nhật Bản) cho biết nhập khẩu giảm xuống vẫn còn 62 MTPA vào năm 2030 vì các nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại. Hàn Quốc cho biết nhu cầu là 32-35 MTPA tới năm 2040. IEA dự báo nhu cầu của Trung Quốc đạt 315 BCM vào năm 2020 và 483 BCM vào năm 2030, nghĩa là Trung Quốc cần nhập khẩu từ 143 BCM đến 223 BCM vào thời gian này.

Tiếp theo sự tăng trưởng bị hạn chế kể từ năm 2011, thị trường hạ tầng LNG toàn cầu, công suất hóa lỏng danh định trên toàn cầu tăng thêm trên 10 MTPA vào năm 2014 so với năm 2013, bắt đầu với các nhà máy hóa lỏng ở Algeria và Australia. Công suất hóa lỏng danh định toàn cầu hiện nay đạt 301,2 MTPA. Trong năm 2016 và năm 2017, gần 46 MTPA công suất hóa lỏng/năm sẽ đi vào hoạt động. Điều này cho thấy những cơ hội đầy hấp dẫn trong lĩnh vực hóa lỏng LNG đang được xây dựng và sẽ được xây dựng. Gần 130 MTPA công suất đang được xây dựng từ các dự án sẽ được đưa vào vận hành trong thập kỷ này. Australia đang trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới khi nâng khối lượng xuất khẩu thêm 58 MTPA vào năm 2018 và các dự án của Mỹ cũng sẽ bổ sung thêm 44 MTPA trước năm 2020.

Cùng với việc gia tăng sử dụng LNG, các nước sản xuất LNG đều đã tăng công suất sản xuất của mình và chuẩn bị đón nhu cầu tăng lên và sự tăng trưởng kinh tế ở Châu Á. Nhu cầu toàn cầu đối với LNG trong năm 2015 tăng không nhiều, nhất là ở Châu Á. Nhu cầu LNG của Châu Á trong năm 2016 dự kiến tăng chỉ 1 % so với dự báo 3 %. Toàn cầu, viễn cảnh nhu cầu cho năm 2016 là chỉ 8 % so với dự báo trước đây là 11 %.

Các công ty dầu và khí cũng đang tìm cách chạy khỏi dầu mỏ, bởi vì kinh tế toàn cầu càng trở nên lệ thuộc một cách nguy hiểm vào cung ứng dầu thô từ các điểm nóng chính trị mà các điểm nóng này có xu hướng làm chững lại các khoản lợi nhuận nói chung.

Các công ty cũng đang tham gia khai thác sử dụng công nghệ khoan ngang và công nghệ làm nứt gãy bằng thủy lực, mà chính công nghệ này lại là phương pháp khả dĩ khai thác nhiều khí đốt thiên nhiên hơn.

Không có gì ngạc nhiên là các công ty dầu khí chuyển sang các dự án khí thiên nhiên và vì sao đầu tư vào lĩnh vực này bắt đầu bùng phát.

Mở rộng sản xuất LNG

Báo báo phố Wall cho biết, các công ty bắt đầu các dự án LNG ở Australia và ở Mỹ, hy vọng sản xuất thêm được 135 MTPA để bổ xung vào sản lượng trong năm 2020, tăng 50 % của cung ứng toàn cầu.

Việc mở rộng này là để khắc phục nhu cầu giảm hơn trong các thị trường truyền thống, như là Nhật Bản và Hàn Quốc, và cũng để khắc phục sự yếu kém của nền kinh tế chung. Kết quả là, các công ty dầu khí cảm thấy áp lực phải hiện đại hóa các mô hình kinh doanh mở rộng sang khí đốt thiên nhiên.

Khi xây dựng nhiều nhà máy hóa lỏng LNG hơn, sẽ có một sự gia tăng trong tính linh hoạt của thương mại LNG, dẫn đến việc tái cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu. Không giống như các dự án LPG, các dự án LNP cần thời gian rất dài để khởi động, thời gian đi vào hoạt động càng không chắc chắn.

Xây dựng các thiết bị đầu cuối để tái hóa khí và hóa lỏng trên bờ là một chức năng phát triển của ngành công nghiệp LNG toàn cầu. Dự báo là chi phí để phát triển các thiết bị đầu cuối để tái hóa khí và hóa lỏng LNG qui mô lớn trên đất liên sẽ đạt tới 55 tỷ USD vào năm 2016. Đầu tư vào hạ tầng cơ sở LNG lại phụ thuộc vào sản xuất năng lượng toàn cầu từ các nguồn khác nhau như khai thác dầu thô đá phiến ở Mỹ, sản xuất năng lượng hạt nhân ở các nước khác nhau, nới lỏng dự báo thị trường LNG toàn cầu, chi phí dự án ước tính cao và sức ép cạnh tranh từ giá dầu thấp, giá dầu thấp chi phối trực tiếp đầu tư vào ngành công nghiệp LNG này. Ở Chấu Á, cảng nhập, đường ống và các hệ thống thiết bị đầu cuối đang được hoàn thiện ở Nhật Bản và Trung Quốc, tạo điện kiện cho nhập khẩu LNG vào những thị trường mới này.

Trong khi đó, khoảng 1.000 MTPA công suất LNG bổ sung hiện bị đẩy lùi sau năm 2020 bởi những xu hướng hội tụ nêu trên đan xen. Các dự án lớn dự kiến này được xây dựng ở phía đông Châu Phi, Canada, Nga và Australia. Kết quả là các công ty hạn chế đầu tư của mình đối với những dự án hóa lỏng tốn kém.

Xuất khẩu LNG đầu tiên của Mỹ diễn ra trong năm 2016. Các chuyên gia dự báo khoảng 40 % công suất xuất khẩu mới LNG sẽ là từ Mỹ. Dự án Sabine Pass bắt đầu hoạt động đầu năm 2016, công suất xuất khẩu LNG là 9 triệu tấn/năm. Các dự án xuất khẩu LNG của Mỹ khác rõ rệt so với các dự án LNG thông thường, các dự án này được xây dựng để sử dụng cung cấp khí từ một khu vực hoặc mỏ khai thác riêng biệt. Các dự án của Mỹ nhận khí từ một giếng khoan kết nối các nguồn cung cấp khác nhau trong vùng, các trung tâm có nhu cầu và các thị trường tập trung. Kết quả là không cần thiết phải kết nối các dự án với các mỏ khí riêng biệt.

Công ty Shell dẫn đầu

Shell tiên phong chuyển đổi từ dầu sang khí thiên nhiên bằng cách phát triển các thị trường khí mới. Một con đường mà Shell đang thực hiện là đầu tư vào các cảng nhập khẩu và các hạ tầng cần thiết-hạ tầng tái hóa khí và hóa lỏng, hệ thống đường ống để phân phối nhiên liệu, đây là hai trong những bế tắc lớn nhất đối với tăng trưởng của thị trường LNG ngày nay. Kế hoạch là sự cổ vũ tạo ra một số lượng lớn những phát kiến công nghệ và thương mại để mở ra những lĩnh vực và khu vực mới của nhu cầu.

Công ty Shell xử lý vấn đề liên quan đến các cảng nhập khẩu và hạ tầng cơ sở bằng vận động hành lang các chính quyền nơi tiêu thụ LNG trên cơ sở tiện ích môi trường của khí đốt. Công ty này làm việc chặt chẽ với Chính phủ Jorgan khi phát triển các cơ sở mới nhập khẩu LNG, và trở thành một nhà cung cấp chủ yếu cho các cảng nhập khẩu khi khai trương hoạt động trong 2015. Trong tháng 8, Shell ký một thỏa thuận cung cấp LNG cho Gibraltar, thỏa thuận này bao gồm cả xây dựng hạ tầng cơ sở nhập khẩu.

Shell cũng đang cổ súy mở ra thị trường khí đốt thiên nhiên mới bằng cách tạo ra một sự hiện diện của mình trong thị trường là việc sử dụng LNG làm nhiên liệu vận tải. Shell sử dụng xe tải để chở LNG đến các trạm bán nhiên liệu ở Mỹ và Hà Lan. Nhưng có một tín hiệu thách thức đối với thị trường vận chuyển LNG, Shell quyết định đóng cửa hai trạm nhiên liệu ở Canada trong năm này, chủ yếu vì nhu cầu thấp hơn là mong đợi.

Shell cũng nhắm vào thị trường vận tải biển, hy vọng qui định mới về phát thải nhiên liệu sẽ khiến nhiều công ty tàu biển chuyển sang sử dụng LNG trong đội tàu biển của mình. Shell hy vọng có quan hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp vận tải biển toàn cầu để cung cấp nhiên liệu LNG vào cuối thập niên này. Người ta đang hy vọng là nhiều cơ sở nạp nhiên liệu mới tại các cảng hoặc đường bộ sẽ làm cho thị trường nhiên liệu vận tải LNG tăng trưởng.

Nhưng, để bắt kịp với ngành công nghiệp đang phát triển nhanh như thế này, các công ty cần phải hiện đại hóa công nghệ của mình, đồng thời phải giảm được chi phí vận hành của mình.

Vẫn cần các giải pháp công nghệ

Mặc dù đầu tư vào khí thiên nhiên trông khả quan trong 2016, nhiều yếu tố cần phải làm rõ trước khi nguồn tài nguyên khí thực sự có thể mỉm cười.

Vướng mắc lớn nhất là cần phải có những giải pháp công nghệ tốt hơn, công nghệ này có thể làm cho chi phí chung thấp xuống và giúp định hướng thay đổi các qui chế và qui định đối với ngành công nghiệp. Bởi vì thị trường khí thiên nhiên khó mà tương quan được với những điều kiện thị trường bên ngoài, nhu cầu và cung cấp khí thiên nhiên có thể biến động lớn theo thay đổi điều kiện môi trường và điều kiện kinh tế ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và các công ty cần công nghệ giúp mình tiếp cận dễ dàng và nhanh những thông tin, giúp mình ra được những quyết định nhanh và kịp thời hơn.

Tồn kho khí đốt thiên nhiên của Mỹ có thể giữ được áp lực thấp lên giá khí, các công ty đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả hơn để giảm chi phí, nâng cao năng suất và trở nên lanh lẹ hơn trong lĩnh vực khí thiên nhiên ngày càng tăng trưởng. Vấn đề hiện tại là khai thác khí lại va chạm phải thực tế là: khí là một nguồn năng lượng có chi phí khai thác cao hơn khai thác than nhưng lại thấp hơn khai thác năng lượng tái tạo mà năng lượng tái tạo lại được chính phủ hỗ trợ giá.

Kết luận

Dầu mỏ sụt giảm nhanh trong năm nay khiến nhiều công ty có thể theo tấm gương của Shell. Các công ty dầu có thể tiếp tục mở rộng thị trường của mình và nâng cao công nghệ để giải quyết nỗi quan ngại của mình về an ninh năng lượng. Trong khi hy vọng giá dầu tăng còn xa vời, thì khí thiên nhiên tiếp tục tăng trưởng bởi được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, các công ty dầu khí và đầu tư vẫn gặp khó khăn đối với các dự án LNG mới, nhưng mở rộng các nhà máy LNG hiện có thuận lợi hơn.

TRẦN MINH HUÂN - Nang lượng Việt Nam​
 

Việc làm nổi bật

Top