Lạc quan về OPEC, nhà đầu tư tăng cường đặt cược vào đà tăng của giá dầu

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 17/4/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    OPEC đang dẫn trước trong cuộc đua chống lại làn sóng gia tăng nguồn cung dầu tại Mỹ, và các nhà đầu cơ đang tin tưởng nhiều hơn vào OPEC, Bloomberg cho biết.

    Số liệu mới nhất từ Ủy ban Giao dịch hàng hóa giao sau Mỹ (CFTC) cho thấy các quỹ đầu cơ tăng cường đặt cược vào sự lên giá của dầu WTI trong 2 tuần liên tiếp khi các hợp đồng tương lai vượt mốc 53 USD/thùng lần đầu tiên trong 1 tháng. Trong lúc ngày càng nhiều thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dường như đã sẵn sàng kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thì dự trữ dầu thô tại Mỹ đã rút khỏi mức cao kỷ lục. Cụ thể, nguồn cung dầu thô ở Mỹ đã thu hẹp trong vài tuần qua khi các nhà máy lọc dầu đẩy nhanh quá trình xử lý dầu thô trước khi nhu cầu đi lại gia tăng trong mùa hè.

    [​IMG]
    “Nhà đầu tư đã gia tăng niềm tin rằng các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ có khả năng làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu”, John Kilduff, thành viên sáng lập Again Capital, cho biết. “Chúng tôi cũng đang mong chờ sự gia tăng công suất của các nhà máy lọc dầu trước mùa hè – mùa lái xe vi vu. Điều này cũng góp phần làm giảm nguồn cung dầu”.

    Trong suốt một sự kiện ở Trường Đại học Columbia ở New York diễn ra vào ngày 14/04/2017, Giám đốc điều hành của Saudi Aramco, Amin Nasser, nhận định có nhiều chỉ báo cho thấy thị trường dầu tiến gần hơn tới mức cân bằng.

    Trong báo cáo định kỳ hàng tháng được công bố vào ngày 13/04/2017, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết dự trữ dầu thế giới sẽ sớm giảm sút. Trước đó, OPEC cũng cho biết trong một báo cáo ngày 12/04/2017 rằng dự trữ của các quốc gia phát triển đã sụt giảm trong quý 1 vừa qua, đồng thời dự báo các đối thủ trong ngành dầu đá phiến ở Mỹ sẽ gia tăng sản lượng.

    Vị thế mua ròng dầu WTI của các nhà quản lý danh mục – chênh lệch giữa số hợp đồng đầu cơ giá lên so với số hợp đồng đầu cơ giá xuống tại Mỹ – đã leo dốc 16% trong tuần kết thúc ngày 11/04/2017, dữ liệu từ CFTC cho hay. Được biết, giá dầu WTI vọt 4.6% lên 53.40 USD/thùng trong tuần kết thúc ngày 11/04/2017, đồng thời khép phiên ngày 13/04 ở mức 53.18 USD/thùng. Thị trường không có giao dịch trong ngày 14/04/2017 do tạm ngừng hoạt động nhân dịp lễ “Good Friday”.

    Các lời bàn tán về OPEC

    Các hợp đồng tương lai khép phiên ngày 11/04 tại mức cao nhất trong 6 tuần, sau khi Ả-rập Xê-út được cho là có khả năng ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Theo dự kiến, các bộ trưởng từ các nước tham gia thỏa thuận sẽ họp mặt ở Vienna vào ngày 25/05/2017 để bàn luận về việc có nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 6 tháng nữa hay không.

    Jason Schenker, Chủ tịch của Prestige Economics LLC ở Austin thuộc bang Texas, cho biết: “Khả năng OPEC sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào ngày 25/05/2017 đang ngày càng gia tăng. Triển vọng đó đang được cải thiện bất chấp nguồn cung dầu tổng thể đang ở mức cao. Cuộc họp của OPEC sẽ diễn ra trước ngày lễ Chiến sĩ trận vong (Memorial Day)”.

    Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết dự trữ dầu thô ở Mỹ sụt 2.17 triệu thùng, đồng thời rút khỏi mức cao nhất mọi thời đại trong tuần kết thúc ngày 07/04/2017. Các nhà máy lọc dầu đã xử lý 16.7 triệu thùng/ngày trong suốt tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 1/2017. Thông thường, các nhà sản xuất dầu ở Mỹ sẽ đẩy mạnh hoạt động xử lý dầu thô tại thời điểm này trong năm để chuẩn bị cho nhu cầu xăng gia tăng trong mùa hè.

    Vị thế mua ròng dầu WTI tăng thêm 42,199 hợp đồng (bao gồm hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai) lên 309,229 hợp đồng. Hợp đồng giá lên tăng 2.8%, trong khi hợp đồng giá xuống tụt 31%.

    Nguồn cung nhiên liệu

    Dự trữ xăng ghi nhận chuỗi sụt giảm dài nhất trong 3 năm với 8 phiên liên tiếp. Còn nguồn cung các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu sưởi và dầu diesel, lao dốc 9 tuần liền xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Đây cũng là chuỗi lao dốc dài nhất kể từ năm 2010 đối với nguồn cung nhiên liệu này./.

    vietstock.vn​
     

Chia sẻ trang này