Mô hình đá móng nứt nẻ phong hóa

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tổng hợp các kết quả khảo sát thực địa tại các điểm lộ, các hầm lò xuyên cắt các khối đá móng magma ở nhiều nơi trên thế giới cũng như các tài liệu đo đạc, thu thập được ở khu vực bể Cửu Long và lân cận cho thấy các khối móng nằm ở các vị trí khác nhau chịu tác động kiến tạo và biến đổi phong hóa khác nhau trong quá trình biến đổi thành đá có khả năng chứa dầu khí.

img20160127111238.jpg

Các biến đổi này có quan hệ chặt chẽ với quá trình hình thành và phát triển kiến tạo của bể. Tùy thuộc vào địa hình cổ và môi trường lắng đọng trầm tích mà móng nứt nẻ có thể liên thông với với tập cát kết kề áp. Có thể nhận dạng 2 mô hình cho đá chứa móng magma nứt nẻ phong hóa:

(i) Mô hình đá móng có đới bị tác động phong hóa mạnh (như mỏ Bạch Hổ, Đông Nam Rồng, Ruby...) hoặc đới đá biến chất (như mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi, Hổ Xám...), mô hình này đặc trưng cho các cấu tạo phân bố ở vùng rìa bể, tác động của môi trường đầm hồ ít hơn;

(ii) Mô hình đá móng có đới phong hóa không rõ ràng hoặc đới rất mỏng (điển hình như các mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Cá Ngừ Vàng...), mô hình này đặc trưng cho các cấu tạo nằm ở gần trung tâm bồn trũng nơi chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường đầm hồ.

Chi tiết tài liệu nghiên cứu của Tiến sỹ Trinh Xuân Cường của Viện Dầu khí Việt Nam về đề tài Mô hình đá móng nứt nẻ phong hóa được mô tả chi tiết tại đây
 

Việc làm nổi bật

Top