Một số sửa đổi, bổ sung quy chế về bậc thợ của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Vietsovpetro đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín ở trong và ngoài nước, khẳng định vị thế là đơn vị chủ lực trong ngành dầu khí Việt Nam, là lực lượng nòng cốt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Vietsovpetro đã và đang phải trải qua những khó khăn, thách thức to lớn, đó là:
  • Các mỏ dầu khí Vietsovpetro đang khai thác thuộc Lô 09-1 đã ở thời kỳ cuối, sản lượng khai thác suy giảm hàng năm và dự báo giảm mạnh trong những năm sắp tới, do đó nhiệm vụ sản xuất của Vietsovpetro sẽ phải thay đổi cả về khối lượng, cơ cấu và đối tượng.
  • Đặc biệt, giá dầu thô từ giữa năm 2014 đến nay giảm sâu và dự báo giá tiếp tục diễn biến phức tạp ở mức thấp trong thời gian dài tiếp theo, dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng về vốn không thể cân đối ngân sách từ nguồn doanh thu bán dầu để lại cho Vietsovpetro trang trải chi phí sản xuất.
Quy%20che%20bo%20sung.png

Trước tình hình đó, hai Phía ( PVN và Zarubehnhef) đã yêu cầu công ty McKinsey tư vấn, đưa ra các phương án triển khai để tái cơ cấu Vietsovpetro theo hướng sắp xếp, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức, giảm chi phí ở các khâu/khu vực hoạt động chưa hiệu quả nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lực lượng lao động định biên: sức khỏe, tuổi tác, trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng.

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt biện pháp được đưa ra như: việc sáp nhập các bộ phận có chức năng trùng lặp ở các đơn vị ; sắp xếp, bố trí lại các công việc chung giữa các Xí nghiệp nhằm giảm số người cũng như số lần ra làm việc tại các công trình biển; tạm thời không tăng lương chức danh cho CBCNV; tạm dừng không chi trả phụ cấp cá nhân giỏi; kiểm soát chặt việc điều động CBCNV làm thêm giờ, đi công tác; kéo dài thời gian của ca làm việc trên các công trình biển từ 15 ngày/ca thành 21 ngày/ca nhằm tiết giảm chi phí thuê trực thăng; sắp xếp lực lượng lao động dôi dư...

Trong đối thoại định kỳ lần thứ IV năm 2016, trả lời câu hỏi của người lao động về việc những CBCNV đã hoàn thành chương trình học nâng bậc & cán bộ kỹ thuật đã lâu chưa được xét nâng lương thì Vietsovpetro có xét nâng lương trong thời gian tới hay không, người sử dụng lao động đã có ý kiến như sau:

“Vietsovpetro tiếp tục tiết giảm chi phí nhân viên trong năm 2017. Nếu 6 tháng đầu năm 2017 việc tiết giảm này có hiệu quả tốt lãnh đạo Vietsovpetro sẽ xét tăng lương cho một số đối tượng đang làm việc tại các công trình sản xuất quan trọng đã thi nâng bậc. Bên cạnh đó Vietsovpetro sẽ tiến hành kiểm tra lại bậc thợ đối với những lao động không đảm bảo sức khỏe, chuyên môn so với bậc thợ đang giữ để đảm bảo công bằng trong sử dụng lao động”.

Để phù hợp với tình hình thực tế, ngày 10/04/2017 Vietsovpetro đã hệ thống lại, chỉnh sửa, bổ sung Quy chế về bậc thợ của Vietsovpetro, cụ thể như sau:
  • “Bổ sung khoản 6.1 Điều 6: Áp dụng đối với CBCNV đang đảm nhiệm thợ bậc/cấp 5 hoặc thợ bậc/cấp 6
  • 6.1.1. Sát hạch bậc/cấp thợ lần đầu tiên khi có thời gian làm việc tối đa là 5 năm kể từ ngày có quyết định đảm nhiệm bậc/cấp thợ đó.
  • 6.1.2. Sát hạch bậc/cấp thợ từ lần thứ 2 trở đi khi có thời gian làm việc đủ 2 năm kể từ lần sát hạch trước đó.”
Theo thống kê, Vietsovpetro hiện đang có khoảng trên 1.000 CBCNV đang đảm nhiệm thợ bậc 5, bậc 6 và trong thời gian tới các CBCNV thuộc đối tượng này cần ôn luyện tay nghề để thực hiện việc kiểm tra lại trình độ, đảm bảo việc công bằng, hợp lý trong sử dụng, sắp xếp lao động, việc trả công lao động theo năng lực, khuyến khích mỗi người lao động phát huy tối đa năng lực của mình cho sự phát triển bền vững, ổn định của Vietsovpetro.

Phòng Tổ chức Nhân sự Vietsovpetro​
 
Chúc Vietsovpetro sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức để trở lại cánh chim đầu đàn của khối doanh nghiệp.
 

Việc làm nổi bật

Top