Nếu bỏ qua các loại thuế phí, giá xăng Việt Nam sẽ chưa tới 7.000 đồng/lit

Thảo luận trong 'Xăng dầu' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 5/2/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Giá xăng hiện tại đã rất tốt nếu so với mặt bằng chung những năm qua. Tuy nhiên, những chi phí cố định sau sẽ là trở lực khiến giá xăng khó giảm hơn nữa.

    Từ đầu năm 2016 đến nay, giá xăng đã được điều chỉnh giảm 3 lần liên tiếp. Ngày 4/2 vừa qua, giá xăng đã giảm chỉ còn khoảng 14.700 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2009.

    Giá xăng hiện tại đã rất tốt nếu so với mặt bằng chung những năm qua. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao giá xăng "giảm sâu vài trăm đồng còn tăng nhẹ vài nghìn đồng"?

    [​IMG]
    Việc giá xăng giảm vài trăm đồng được xem là giảm sâu có nguyên nhân một phần đến từ những chi phí cố định mà mỗi lít xăng phải gánh.

    Theo bảng giá cơ sở Hiệp hội Xăng dầu công bố ngày gần đây nhất (2/2/2016), có 4 loại thuế xăng dầu Việt Nam đang bị tính, bao gồm:

    - Thuế nhập khẩu được tính ở mức 20%, tương đương, 1.322 đồng/lít

    - Thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, tương đương 793 đồng/lít

    - Thuế bảo vệ môi trường cố định 3.000 đồng/lít

    - Thuế giá trị gia tăng là 1.338 đồng/lít.

    Tổng cộng các khoản thuế trên là 6.453 đồng, tương đương với 43,8% giá bán lẻ xăng dầu.

    Chưa hết, 2 khoản chi phí định mức và lợi nhuận định mức cũng được tính vào giá xăng dầu là 1.350 đồng/lít, cộng thêm mức trích vào quỹ bình ổn xăng dầu là 300 đồng/lít.

    Cộng gộp các khoản thuế, phí kể trên lên đến 8.103 đồng/lít, tương đương 55% giá bán lẻ xăng dầu.

    Nếu loại bỏ các yếu tố thuế phí, có thể giá xăng ở Việt Nam sẽ chỉ khoảng 7.000 đồng/lít.

    Tất nhiên, có những khoản phí rất quan trọng mà các DN không thể bỏ qua, như thuế GTGT hay thuế bảo vệ môi trường.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khoản đã từng được kiến nghị giảm bớt hoặc bỏ luôn, chẳng hạn như trích lập quỹ bình ổn giá hay lợi nhuận định mức.

    Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, lợi nhuận định mức 300 đồng/lít được tính vào cơ cấu giá xăng là ưu ái phi lý mà không ngành nào được hưởng.

    Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) từng cho biết, việc quy định định mức như vậy sẽ có tác dụng tích cực tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .

    Nguyên nhân vì sẽ khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn bạn hàng, thời cơ giá nhập tốt, tổ chức mạng lưới kinh doanh hợp lý để có giá vốn thực tế thấp hơn giá cơ sở thì sẽ có lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận định mức quy định 300 đồng/lít,kg được tính trong giá xăng, dầu.

    “Ngược lại nó sẽ tạo ra sức ép đối với các doanh nghiệp tổ chức mạng lưới kinh doanh chưa hợp lý… có chi phí kinh doanh cao hơn chi phí kinh doanh định mức thì có thể có lợi nhuận sẽ ít thậm chí không có lợi nhuận phải tích cực tổ chức lại hoạt động kinh doanh để mang lại hiệu quả”, ông Tuấn phân tích.

    Về mức lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở với mức 300 đồng/lít,kg, ông Tuấn cho biết, đây là mức lợi nhuận giúp doanh nghiệp duy trì hệ thống, ổn định kinh doanh và tạo lập thị trường. “Nếu so sánh với các ngành kinh doanh khác thì việc quy định về lợi nhuận định mức như vậy không phải là lớn”, ông Tuấn khẳng định.

    Theo Trí Thức Trẻ​
     

Chia sẻ trang này