Nguy cơ Triều Tiên 'tê liệt' nếu Trung Quốc ngưng bán dầu

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 13/4/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Theo các chuyên gia, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ chỉ giảm xuất khẩu dầu sang Triều Tiên để gây áp lực buộc Bình Nhưỡng dừng các "hành động khiêu khích", vì nếu ngưng hẳn sẽ thiệt hại cả đôi bên.

    Reuters ngày 13.4 dẫn lời giới phân tích cho rằng Triều Tiên phụ thuộc vào nguồn dầu thô mua từ Trung Quốc và việc trừng phạt bằng cách ngưng bán dầu có thể là “thảm họa” cho Bình Nhưỡng.

    Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng về khả năng trừng phạt Triều Tiên bằng cách ngừng cung cấp dầu. Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc ngày 12.4 có bài viết kêu gọi Triều Tiên dừng mọi kế hoạch tên lửa và hạt nhân, đồng thời cảnh báo về các lệnh trừng phạt “chưa từng có” như cấm nhập khẩu dầu nếu Triều Tiên tiếp tục có hành động khiêu khích.
    Triều Tiên chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ Trung Quốc và một số ít từ Nga. Dù Trung Quốc không công bố nhưng số liệu do Hàn Quốc đưa ra cho thấy sản lượng này lên đến hơn 500.000 tấn hằng năm. Số liệu của LHQ còn cho thấy Triều Tiên nhập khẩu thêm 200.000 tấn sản phẩm từ dầu mỏ hằng năm.

    “Nếu Trung Quốc ngưng cung cấp dầu triệt để, Triều Tiên sẽ không tự cung cấp được trong vòng 3 tháng và mọi thứ ở đây sẽ tê liệt”, theo ông Cho Bong-hyun, trưởng nhóm nghiên cứu về kinh tế Triều Tiên tại Ngân hàng IBK ở Seoul, Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông cũng nhận định khi đó Trung Quốc cũng thiệt hại nên nước này có lẽ sẽ cân nhắc việc giảm xuất khẩu dầu thô chứ không ngưng hoàn toàn.

    [​IMG]
    Triều Tiên có hai nhà máy lọc dầu là Nhà máy hóa chất Ponghwa nằm cạnh con sông Áp Lục, biên giới tự nhiên tiếp giáp thành phố Đan Đông phía Trung Quốc và nhà máy Sungri nằm ven sông Đồ Môn gần biên giới Nga. Điện chủ yếu được sản xuất từ nguồn than đá dồi dào nhưng xăng dầu được dùng trong quân đội cũng như giao thông và nông nghiệp.

    “Việc ngưng cung cấp dầu trong thời gian dài hoặc không thời hạn có lẽ là biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh nhất mà Trung Quốc có thể áp dụng đối với Triều Tiên. Nhưng rất khó có khả năng Trung Quốc hành động như vậy”, theo chuyên gia Bonnie Glaser tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington.

    Bà Glaser cũng nhận định Trung Quốc có thể giảm sản lượng dầu xuất sang Triều Tiên trong vòng một đến hai tuần nhưng sẽ không ngưng hoàn toàn.

    Hồi năm 2003, Trung Quốc đóng đường ống dẫn dầu sang Triều Tiên trong 3 ngày sau một vụ phóng tên lửa ở đây. Giới chức Trung Quốc giải thích do trục trặc kỹ thuật nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đó là hành động cố ý.

    Nhận định về bài viết trên tờ Hoàn Cầu thời báo, chuyên gia Stephan Haggard tại Đại học California ở San Diego (Mỹ) cho rằng thông điệp về việc xuất khẩu dầu sang Triều Tiên là tín hiệu cảnh báo nhà lãnh đạo Kim Jong-un nên suy nghĩ lại. “Điều đó nhằm đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán”, ông nói.

    thanhnien.vn​
     

Chia sẻ trang này