Nhiệt điện Hải Dương chậm tiến độ 39 tháng, nhà đầu tư không đủ năng lực?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Dù đã tiến hành khởi động lại dự án vào tháng 3/2016 và trước đó được gia hạn nhiều lần nhưng Dự án nhiệt điện Hải Dương vẫn triển khai ì ạch, khiến Thủ tướng cũng phải đặt câu hỏi về năng lực của hai nhà đầu tư là Tập đoàn Jaks Resources Berhad (Malaysia) và Tập đoàn Điện lực Trung Quốc.

Dự án chậm tiến độ 39 tháng

Một trong những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp với tỉnh Hải Dương đầu tháng 8 vừa qua, là yêu cầu Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá và báo cáo lại với Thủ tướng về năng lực của nhà đầu tư dự án nhiệt điện Hải Dương.

Dự án nhiệt điện Hải Dương được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu cho Tập đoàn Jaks Resources (Malaysia) từ tháng 6 năm 2011, với tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Đây là dự án nhiệt điện được cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức Đầu tư – Xây dựng – Chuyển giao (BOT). Dự án được cấp phép cùng thời điểm với nhiệt điện Hải Dương là nhiệt điện Mông Dương 2 tại tỉnh Quảng Ninh đã hoàn tất xây dựng và đi vào hoạt động từ cuối năm 2015.

Theo thiết kế, nhà máy nhiệt điện Hải Dương sẽ bao gồm hai tổ máy, mỗi tổ máy là 600 MW. Chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng và khai thác nhà máy này trong thời hạn 25 năm theo hợp đồng BOT đã ký với Bộ Công Thương. Nhưng từ khi mới được cấp phép, Jaks Resources đã đối mặt với tình trạng khó khăn về tài chính. Tập đoàn Jaks Resources đã nhiều lần thông báo rằng 75% số vốn sẽ được huy động từ các tổ chức tín dụng, trong khi vốn tự có của nhà đầu tư sẽ là 25%. Nhưng ngay cả tỷ lệ 25% vốn của Jaks Resources cũng khó thu xếp, buộc nhà đầu tư đến từ Malaysia phải tìm cách bán bớt cổ phần.

q_ZOTC.jpg.ashx

Trong suốt giai đoạn từ 2011 đến 2014, nhà đầu tư Malaysia đã hai lần công bố các cổ đông chiến lược sẽ cùng đầu tư vào dự án, nhưng cả hai lần đó đều thất bại, buộc chủ đầu tư phải liên tục xin gia hạn thu xếp tài chính mới. Phải đến lần thứ ba thì Jaks Resources mới bán thành công 50% cổ phần cho Tập đoàn Điện lực Trung Quốc, đồng thời cũng ký luôn hợp đồng tổng thầu xây lắp (EPC) với tập đoàn này.

Mọi việc tưởng chừng như đã suôn sẻ hơn khi liên doanh nhà đầu tư cùng làm lễ khởi công dự án cuối tháng 3 vừa qua, và thông báo sẽ đưa nhà máy vào hoạt động trong năm 2020.
Bị đòi nhiều lần vì nợ tiền giải phóng mặt bằng

Trước đó, năm 2013 chính quyền tỉnh Hải Dương cũng đã phải nhiều lần gửi văn bản đòi nhà đầu tư này hoàn trả 200 tỷ đồng khoản vay để tạm ứng bồi thường giải phóng mặt bằng. Số tiền tuy không lớn, so với tổng mức đầu tư 2 tỷ USD của dự án, nhưng Jaks Resources cũng đã nhiều lần xin khất và phải đến tận 7/2014 mới trả được.

Tiếp đó, thì còn khoản nợ 6,7 tỷ đồng nhà đầu tư này cũng liên tục chây ì không rõ vì lý do. Tuy vậy, trong báo cáo gửi tới các cổ đông thông báo về việc bán cổ phần cho Tập đoàn Điện lực Trung Quốc, Tập đoàn Jaks Resources cho biết đã chi khoảng 50 triệu USD vào dự án (tức là hơn 1000 tỷ đồng VN).

Ông Nguyễn Dương Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, đến nay nhà đầu tư đã trả hết số tiền nợ trên, sau khi tỉnh yêu cầu buộc phải trả trước 6/2016. Ông Thái cũng khẳng định dự án đang ở tiến độ rất chậm và ông mong muốn nhà đầu tư phải có những động thái tích cực hơn nhằm tránh lãng phí tài nguyên đất và sự kì vọng của nhân dân về dự án này.

Công Thành - Báo Pháp Luật​
 

Việc làm nổi bật

Top