Nhiều thách thức khi giá dầu thế giới giảm sâu

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 14/1/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Việc giá dầu liên tục lao dốc đặt ra nhiều thách thức đối với ngành dầu khí nước ta, đòi hỏi cần có những giải pháp ứng phó với biến động giá dầu ở từng thời điểm.

    Giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm xuống gần 30 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Việc giá dầu liên tục lao dốc, thậm chí có dự báo giảm xuống còn 20 - 25 USD/thùng đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành dầu khí nước ta, đòi hỏi cần có những giải pháp kịp thời ứng phó với những biến động của giá dầu ở từng thời điểm.

    Phải giảm chi phí dưới 20 USD/thùng mới có lãi

    Giá dầu thế giới liên tục giảm từ tháng 10/2014 đến nay đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Với việc giảm hơn 52% so với mức giá trung bình của 4 năm 2011 - 2012 (112 USD/thùng), những đơn vị dẫn đầu của ngành dầu khí Việt Nam như Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), đơn vị tiên phong và chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong việc khai thác dầu thô nhiều năm liền; hay liên doanh giữa Việt Nam và Nga Vietsovpetro đều gặp khó khăn. Đại diện Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí cho biết năm 2015 cơ bản không có lãi.

    [​IMG]
    Còn ông Từ Thành Nghĩa, Tổng Giám đốc Vietsovpetro, nhận định đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử liên doanh. Năm 2015, đơn vị này phải cắt giảm chi phí, giãn tiến độ dự án chưa thật cần thiết, thậm chí đóng một số giàn giếng khai thác dầu chi phí sản xuất cao, tiết giảm hơn 400 triệu USD, nhưng vẫn mất cân đối về tài chính hơn 230 triệu USD.

    Năm 2015, giá thành dầu trung bình của hầu hết các mỏ dầu của tập đoàn đang khai thác đều có giá dưới 50 USD/thùng, trung bình là 24,4 USD/thùng, giảm 12,4 USD/thùng so với giá trung bình mà kế hoạch đặt ra là 36,8 USD/thùng.

    Tuy nhiên, với việc giá dầu vừa tiếp tục “phá đáy” xuống còn gần 30 USD/thùng, ông Từ Thành Nghĩa cho rằng, năm 2016 phải cắt giảm chi phí dưới 20 USD/thùng mới đảm bảo lợi nhuận: “Năm 2016 khó khăn hơn 2015 vì giá dầu tiếp tục giảm, dưới giá hòa vốn. Năm 2015 chi phí sản xuất 1 thùng dầu là 23,7 USD /thùng, chi phí hòa vốn 37 USD/thùng, giá bán 56 USD /thùng. Năm nay dưới 30 - 35 USD. Năm 2016 phải đề ra các giải pháp, giảm chi phí dưới 20 USD/thùng mới đảm bảo lợi nhuận. Năm 2016 dự kiến đưa 2 công trình mới vào khai thác là mỏ Rồng và Thỏ trắng 3, sẽ thực hiện với chi phí thấp nhất và đưa vào đúng tiến độ đảm bảo kế hoạch kinh doanh”.

    Hàng loạt dự án, nhà máy bị ảnh hưởng

    Theo ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, việc giá dầu giảm cũng tác động lớn đến lĩnh vực dịch vụ dầu khí. Theo đó, các dịch vụ dầu khí giảm tới 40 - 45% khối lượng công việc. Một số giàn của Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí hoặc các tàu dịch vụ của Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) nguy cơ không có việc làm.

    Theo tính toán, ngoại trừ các lĩnh vực như chế biến, giá dầu giảm xuống 30 USD/thùng thì lợi nhuận tăng lên 1.083 tỷ đồng; lĩnh vực điện, lợi nhuận từ 603 tỷ đồng tăng lên 645 tỷ đồng, còn lại các lĩnh vực khác đều giảm lợi nhuận. Chẳng hạn lĩnh vực khí, giảm dầu giảm 10 USD/thùng, lợi nhuận giảm 1.500 tỷ đồng và nhiều dịch vụ dầu khí khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Ông Nguyễn Hùng Dũng nói: “Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) là đơn vị xương sống của Tập đoàn, lợi nhuận bị ảnh hưởng lớn, tác động lớn đến các kế hoạch triển khai của PVN. Giá dầu bình quân của các mỏ trong nước 49,6 USD/thùng, ở nước ngoài 35,2 USD/thùng. Với giá dầu như hiện nay thì chỉ còn 4 mỏ là có lãi. Các dự án dự kiến triển khai năm 2016 như mỏ Cá Rồng, dự án Cá voi xanh, một loạt nhà máy… bị ảnh hưởng. Điều này chắc chắc khối lượng công việc giảm”.

    Mặc dù Quốc hội thông qua phương án giá dầu 60 USD/thùng trong năm 2016, nhưng trước diễn biến giá dầu liên tục lao dốc như hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tài chính theo các phương án giá dầu ở mức 60, 55, 50, 40, 35, 30 USD/thùng. Theo đó, với phương án giá dầu ở mức 60 USD/thùng, tổng doanh thu toàn tập đoàn là 514,5 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách là 104,2 nghìn tỷ đồng. Trong khí đó, với phương án giá dầu ở mức 30 USD/thùng thì tổng doanh thu chỉ đạt 354,6 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách 57,3 nghìn tỷ đồng.

    Tập đoàn cũng đưa ra các giải pháp để ứng phó trước khả năng giá dầu giảm mạnh hơn. Trong đó, tập trung hoàn thành đúng tiến độ các dự án đang triển khai, không để chậm tiến độ khiến phát sinh thêm chi phí; cắt giảm các chi phí 10-20% ở tập đoàn và các đơn vị thành viên tập đoàn; điều phối hợp lý sản lượng khai thác, xuất khẩu và chế biến để đảm bảo hiệu quả giữa chỉ tiêu tăng GDP, thu ngân sách, đảm bảo an ninh năng lượng và hiệu quả của doanh nghiệp. Đồng thời, tăng tối đa sản xuất chế biến các sản phẩm thế mạnh của tập đoàn như xăng dầu, sản xuất điện, đạm để bù đắp doanh thu.

    Theo: VOV​
     

Chia sẻ trang này