“Ông trùm” nhựa đường Thái Lan thâu tóm 41 nhà máy: Hoá dầu Petrolimex run rẩy?

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Mới đây, TASCO, doanh nghiệp lớn trong mảng nhựa đường của Thái Lan đã thực hiện thương vụ M&A với Colas S.A, doanh nghiệp cùng ngành đến từ Pháp, tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với mảng nhựa đường của Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex.

“Ông trùm” ngành nhựa đường tại Thái Lan, Tipco Asphalt Pcl (TASCO) mua lại 41 nhà máy sản xuất tại Việt Nam và Indonesia từ Colas S.A với giá 61,8 triệu USD. TASCO kỳ vọng gia tăng sản lượng nhựa đường hàng năm thêm ít nhất 300.000 tấn nhựa đường.
Thương vụ kể trên diễn ra vào cuối năm 2015, đầu 2016, vấn đề này đã được đặt ra tại ĐHĐCĐ Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex (mã PLC) mới đây.

Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex là công ty con của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex với tỷ lệ sở hữu khoảng 79%. PLC đang là một trong số những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành nhựa đường và dầu mỡ nhờn tại Việt Nam với thị phần chiếm từ 30-40%.

Báo cáo tài chính 2015 của PLC ghi nhận, trong số 328,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó lợi nhuận riêng tổng công ty mẹ đạt 171 tỷ đồng và lợi nhuận mang về từ công ty Nhựa đường 157 tỷ đồng trong khi công ty hóa chất chỉ mang lại chỉ 277 triệu đồng.

Trong năm 2005, với doanh thu 312 tỷ đồng, mảng nhựa đường chỉ đóng góp 28% tổng doanh thu của PLC, sau 10 năm, năm 2015 vừa qua với 3.637 tỷ đồng, mảng kinh doanh này đã chiếm tới 53% tổng doanh thu.

Dẫn số liệu sản lượng nhựa đường cả năm của PLC ước đạt 280.000 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, doanh thu chiếm tỷ trọng trong cao trong tổng doanh thu, khoảng gần 53% và tăng trưởng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 53,3% lợi nhuận gộp, CTCP Chứng khoán MB (MBS) đánh giá, mảng nhựa đường là mảng chủ lực tạo sức bật cho PLC tăng trưởng mạnh trong năm 2015.

MBS cũng đánh giá rằng, năm 2016, nhựa đường sẽ vẫn là mảng chính đóng góp chính vào lợi nhuận của PLC, PLC vẫn hưởng lợi nhờ sản lượng tiêu thụ nhựa đường dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh nhờ các dự án đường bộ tiếp tục được đẩy mạnh triển khai trong những năm tới.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới biến động nhẹ giúp biên lợi nhuận của PLC tiếp tục cải thiện, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở mức cao.

Tuy nhiên, báo cáo tại đại hội cổ đông thường niên mới đây, PLC đưa ra đánh giá mảng nhựa đường nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn do nhu cầu thị trường giảm, cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác…

Cụ thể, ông Vũ Văn Chiến, Uỷ viên HĐQT PLC, phụ trách mảng nhựa đường cho biết, sản lượng tiêu thụ nhựa đường trong năm 2015 của PLC là 300.000 tấn nhưng dự kiến giảm xuống còn khoảng 230.000 tấn trong năm 2016.

Kết quả sản xuất, kinh doanh Quý I/2016 của PLC cho thấy, trong số 43 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận từ mảng dầu nhờn chiếm đa số, kinh doanh nhựa đường không mang về khoản lợi nhuận nào, thậm chí theo lãnh đạo PLC, không lỗ đã được coi là may mắn.

doanh-thu-nhua-duong-plc_bglv.png

Ông Chiến lý giải, kinh doanh nhựa đường có đặc thù riêng là tính chu kỳ, phụ thuộc vào hoạt động đầu tư công và chu kỳ này thường kéo dài khoảng 5 năm.

Vị lãnh đạo PLC đặc biệt nhấn mạnh sự cạnh tranh trên thị trường nhựa đường hiện nay với 4 trong tổng số 7 doanh nghiệp là doanh nghiệp nước ngoài, 3 doanh nghiệp nội là PLC và 2 doanh nghiệp tư nhân do đó ông đánh giá việc “cấu” được thị phần của doanh nghiệp khác là rất khó.

“Những tập đoàn chuẩn mực đã rút đi còn lại các doanh nghiệp nước ngoài không phải tập đoàn lớn và cạnh tranh không “bình đẳng” rất khó cho PLC”, ông Chiến nói.

Trước lo ngại về sức ép cạnh tranh lớn đối với PLC khi TASCO, doanh nghiệp nhựa đường của Thái Lan thực hiện thương vụ M&A với Colas S.A, doanh nghiệp cùng ngành đến từ Pháp, ông Chiến chia sẻ, sức cạnh tranh của PLC có thế yếu so với doanh nghiệp nước ngoài vì doanh nghiệp nước ngoài sử dụng được tín dụng rẻ, lãi suất vay chỉ 1,5% đối với USD trong khi PLC phải 4-5%.

Ông Chiến cũng chia sẻ với các cổ đông về sức ép từ cơ quan quản lý, Bộ Tài chính về vấn đề công nợ. “Nhựa đường không trường vốn, không có chính sách chấp nhận rủi ro không làm được. Quá nhiều mục tiêu tăng trưởng nhưng phải không có công nợ, quá khó để làm. Tôi rất đau đầu với Bộ Tài chính khi bàn về công nợ”, ông Chiến nói.

NGUYỄN THẢO - Bizlive.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top