OPEC vẫn chiến đấu với dư thừa dầu mỏ sau 5 tháng cắt giảm sản lượng

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 25/5/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Mất bao nhiêu thời gian để tồn kho dầu thô giảm xuống mức bình thường? Đó là câu hỏi OPEC và các thị trường dầu mỏ đang rất khó trả lời trước khi cuộc họp của các nhà sản xuất tại Vienna vào 25/5.

    Ở mức hơn 3 tỷ thùng, tồn kho tại các quốc gia tiêu thụ cao hơn khoảng 300 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, thay đổi ít so với những mức hồi tháng 12/2016 khi OPEC và các nước đồng minh nhất trí cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày.

    Ban đầu thỏa thuận này được đồng ý thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2017. OPEC và các nhà sản xuất khác gồm cả Nga, được dự kiến đồng ý kéo dài thỏa thuận này, có thể thêm 9 tháng đến hết tháng 3/2018.

    [​IMG]
    OPEC dự kiến tồn kho trở lại mức trung bình 5 năm là 2,7 tỷ thùng vào cuối năm 2017. Các chuyên gia khác thấy dư thừa kéo dài hơn, một tổ chức thấy tồn kho kéo dài sang năm 2019. OPEC nhắc lại rằng việc loại bỏ tồn kho dư thừa là một trong những mục đích chính của họ nhưng tồn kho vẫn duy trì ở mức cao. Các nước OPEC cắt giảm sản lượng tại các mỏ dầu, nhưng giữ mức xuất khẩu sang các nước tiêu dùng nhiều bằng cách rút dần tồn kho của họ.
    Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA trụ sở tại Paris và hầu hết các chuyên gia khác cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang vượt sản xuất, vì thế tại một số điểm lưu kho tại các nước tiêu dùng bắt đầu giảm.

    Tuy nhiên việc đưa ra các dự báo là không chắc chắn vì nó phụ thuộc vào giả định cung và cầu, tỷ lệ xuất khẩu từ kho của các quốc gia sản xuất và phỏng đoán vào lượng lưu kho tại các quốc gia như Trung Quốc, nước không tiết lộ số liệu.

    IEA phát hành số liệu hàng tháng về tồn kho của tổ chức OECD, cho biết tồn kho dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ và nhiên liệu lỏng khác cuối tháng 3 đứng ở mức 3,025 tỷ thùng.
    Nhưng nhà phân tích tồn kho của IEA, Olivier Lejeune cho biết số liệu này chỉ chiếm 50 tới 60% của bức tranh toàn cầu, gồm tồn kho tại Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

    Điều này không theo xu hướng tồn kho tại Trung Quốc và Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 2 và thứ 3 của thế giới. Mỹ, một thành viên của OECD là nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.

    Jeffreay Currie, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Goldman Sachs cho biết thiếu hụt nguồn cung cung toàn cầu có thể là 2 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2017. Ông không nói khi nào tồn kho sẽ trở lại bình thường.

    Công ty quản lý tài sản AB Bernstein cho biết trong báo cáo ngày 16/5 rằng việc cắt giảm của OPEC sẽ dẫn đến tăng tốc độ sụt giảm tồn kho trong nửa cuối năm 2017, nhưng tồn kho trở lại bình thường hóa sẽ vào năm 2018.

    Giả thiết thiếu hụt 1 triệu thùng dầu mỗi ngày dựa trên số liệu cung cầu của EIA, thì sẽ mất 11 tháng để loại bỏ dư thừa, báo cáo của AB Bernstein cho biết “thỏa thuận của OPEC gia hạn cắt giảm sang năm 2018 là rất quan trọng”.

    Công ty tài chính Natixis thấy việc tái cân tằng kéo dài vào năm 2019.

    OPEC dự đoán việc tái cân bằng thị trường vào cuối năm 2017. Một nguồn tin của OPEC cho biết “với tốc độ tuân thủ hiện nay chúng tôi sẽ đạt mức trung bình 5 năm vào cuối năm nay chứ không phải năm 2018”.

    Bộ trưởng Năng lượng của Algeria, Noureddine Boutarfa lặp lại mốc thời gian đó. Ông cũng cho biết việc gia hạn cắt giảm tới hết tháng 3/2018 nhằm tính tới nhu cầu yếu vào đầu mỗi năm.

    Số liệu tồn kho của IEA đã đưa ra một chút hướng dẫn rõ ràng. Tồn kho của OECD trong tháng 3/2017 là 3,025 tỷ thùng, thấp hơn 32,9 triệu thùng so với tháng trước đó, nhưng tăng 24,1 triệu thùng trong quý này sau khi tăng mạnh trong tháng 1/2017.

    Quý 1 tăng một phần theo mùa, do nhu cầu giảm trong giai đoạn này khi các nhà máy lọc dầu châu Âu và Mỹ thường bảo dưỡng. Tồn kho cũng tăng sau khi khối lượng xuất khẩu của OPEC đạt kỷ lục sang OECD trong quý 4/2016.

    Xuất khẩu từ Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, cao hơn khoảng 600.000 thùng/ngày trong quý 4/2016 so với mức trung bình tháng 1 và tháng 2, theo số liệu chính thức vương quốc này trình cho Tổ chức Số liệu Sáng kiến Chung JODI.

    Việc cắt giảm sản lượng của OPEC có hiệu lực từ 1/1/2017.

    IEA cho biết họ không mong đợi dư thừa tồn kho sẽ được loại bỏ vào cuối năm 2017, dựa trên giả thiết sản lượng của OPEC ở mức tháng 4/2017 với 31,8 triệu thùng/ngày.

    OPEC và các nhà sản xuất khác hiện nay phải quyết định họ cần gia hạn cắt giảm bao lâu để tái cân bằng thị trường. Các bộ trưởng OPEC cho rằng sự nhất trí quanh mức gia hạn thêm 9 tháng.

    Công ty JBC trụ sở tại Vienna cho biết 9 tháng sẽ là không đủ. “Trong trường hợp cơ sở hiện nay, chúng tôi thấy năm 2018 nguồn cung dư thừa mạnh, gần 1,5 triệu thùng/ngày dựa trên trung bình của năm nay”.
    Nguồn: VITIC/Reuters​
     

Chia sẻ trang này