PVC và gánh nặng đầu tư tài chính

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Connect Unlimited, 13/6/16.

  1. Connect Unlimited
    Offline

    Connect Unlimited Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vung Tau
    Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC, mã chứng khoán PVX) là tên tuổi nổi bật, là cánh chim đầu đàn của ngành xây lắp dầu khí. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, doanh nghiệp này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính không thực sự “khỏe mạnh”.

    Theo báo cáo kiểm toán năm 2015, hiện PVC vẫn đang trong quá trình bổ sung các thủ tục theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được phê duyệt chuyển nhượng Dự án Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp - Tiền Giang và phê duyệt các giá trị phát sinh chưa lường hết được của công trình Nhà máy Sản xuất Ethanol nhiên liệu sinh học khu vực phía Bắc, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Đây là những công trình đang được dư luận để mắt đến trong thời gian gần đây.

    [​IMG]
    Năm 2015, PVC đã thoái vốn khỏi 5 đơn vị, thu về 121 tỷ đồng, lỗ 26 tỷ đồng so với giá vốn đầu tư. Ảnh: Mai Phương
    Tính đến cuối quý I/2016, PVC vẫn lỗ lũy kế 2.896 tỷ đồng, do di chứng của giai đoạn làm ăn bê bết trước đó. Ngoài ra, nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp này vượt tài sản ngắn hạn 624 tỷ đồng, nợ vay ngân hàng quá hạn tính đến cuối năm 2015 khoảng 299 tỷ đồng. Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong tương lai của PVC.

    Những ngày đầu tháng 6/2016, PVC liên tục đăng ký thoái vốn tại các công ty liên kết, liên doanh. Động thái này khiến nhiều người băn khoăn, đây có phải là thời điểm thích hợp để PVC thoái vốn khỏi các công ty liên kết, liên doanh?

    Liệu có thoái vốn thành công?

    Với Công ty CP Xây lắp Dầu khí Miền Trung (PVC-MT, mã chứng khoán PXM), PVC đăng ký thoái toàn bộ 49% CP Công ty sở hữu, tương đương 7,35 triệu CP. Hiện PXM đang giao dịch ở sàn UpCOM với mức giá “tượng trưng” 500 đồng/CP. Như vậy, tổng giá trị số lượng cổ phần PVC-MT mà PVC sở hữu chỉ còn 3,7 tỷ đồng. Trong khi giá vốn của khối tài sản này lên tới 73,5 tỷ đồng.

    Cũng cần biết rằng, trước đó PVC đã trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản đầu tư xui xẻo này. Có nghĩa là, bán được bao nhiêu, PVC có thể ghi lãi nhờ thoái vốn bấy nhiêu với cổ phiếu PXM. Tương tự, với PSG (Xây lắp dầu khí Sài Gòn), PVA (Xây lắp dầu khí Nghệ An), PID (Trang trí nội thất dầu khí), mặc dù giá cổ phiếu đang ở mức siêu thấp, PVC đã kịp trích lập dự phòng gần như toàn bộ giá trị các khoản đầu tư này.

    Có thể khẳng định, việc thoái vốn của PVC tại các công ty liên kết trong thời gian gần đây là hoàn toàn hợp lý, phù hợp về mặt tài chính. Tuy nhiên, thoái vốn được hay không mới là vấn đề. Mặc dù đều được giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung, thanh khoản của các cổ phiếu nói trên nhìn chung èo uột, không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư do tình hình kinh doanh ảm đạm. Việc bán ra hàng triệu CP do vậy không phải dễ, trừ khi PVC tìm được đối tác chấp nhận “ôm” chỗ cổ phiếu khổng lồ mà ít giá trị nói trên.

    Còn nhớ, đầu năm 2015, PVC dự kiến thoái toàn bộ 13,24 triệu cổ phần tại Công ty CP Đầu tư xây dựng thương mại dầu khí - IDICO sau khi đã trích lập dự phòng phần lớn giá trị đầu tư. Tuy nhiên việc thoái vốn đã không được thực hiện do “giá thị trường không như kỳ vọng”. Đến nay, PVC tiếp tục trích lập dự phòng thêm cho khoản đầu tư này, nhưng vẫn chưa công bố thông tin thoái vốn.

    Năm 2015, PVC đã thoái vốn khỏi 5 đơn vị, thu về 121 tỷ đồng, lỗ 26 tỷ đồng so với giá vốn đầu tư. Thoái vốn trở thành một công việc được lãnh đạo Công ty quan tâm không kém các hoạt động kinh doanh khác.

    Mắc kẹt hàng nghìn tỷ đồng không sinh lãi

    Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2016 hồi tháng 4 vừa qua, đại diện PVC thừa nhận, Công ty đang bị đóng băng khoảng 3.200 tỷ đồng tại các khoản đầu tư tài chính, hoàn toàn không tạo ra lợi nhuận. Đấy là chưa kể, những khoản đầu tư đầy rủi ro nói trên vẫn hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi PVC phải trích lập dự phòng.

    Tính đến cuối quý I/2016, PVC trích dự phòng tổng cộng 1.480 tỷ đồng cho các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư chứng khoán. Hàng nghìn tỷ đồng trích lập dự phòng, đủ thấy tính chất các khoản đầu tư của PVC. Hơn thế nữa, các khoản phải thu ngắn và dài hạn của Công ty cũng “ngốn” hết 1.373 tỷ đồng dự phòng, tính đến cuối quý I năm nay.

    Ở PVC, điều thấy rõ nhất là sự lãng phí nguồn lực. Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành, “con đẻ” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVC nhận được nhiều ưu ái mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Thế nhưng, việc đầu tư tràn lan cộng với quản lý không tốt các khoản phải thu là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe tài chính của PVC gần như suy kiệt.

    Việc thoái vốn trong thời gian tới của PVC khỏi các công ty liên kết, liên doanh, không ngoại trừ cả các công ty con là cách mà doanh nghiệp này có thể trút gánh nặng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp kinh doanh èo uột, thoái vốn cũng đồng nghĩa với việc PVC “đổ sông đổ biển” tất cả các khoản dự phòng đã trích, hết cơ hội hoàn nhập dự phòng. Thông tin tại ĐHCĐ thường niên 2016, đại diện PVC thừa nhận, trong tổng số 9 công ty con đơn vị này chi phối, hiện chỉ có 3 công ty có lãi sau thuế. Việc thoái vốn của PVC có vẻ chưa thể dừng lại.

    Đan Nguyên - Báo Đấu Thầu​
     

Chia sẻ trang này