PVCombank “loay hoay” thoái vốn khỏi PVI

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
PVCombank đã đăng ký bán 12,50 triệu cổ phiếu tại CTCP Bảo hiểm PVI, tương đương 5,6% cổ phần, thời gian đăng ký bán từ 16/6 - 14/7/2017.

Đây là đợt đăng ký bán thứ ba của PVCombank, trước đó, ngân hàng đã đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu PVI từ 5/4 - 3/5/2017 (đợt 1), nhưng thực tế chỉ bán được 1.387.300 cổ phiếu. Sau đó, PVCombank cũng chỉ bán được 710.500 cổ phiếu trong số 3 triệu cổ phiếu đăng ký bán từ 12/5-9/6/2017.

PVI.jpg

Hai cổ đông nước ngoài lớn nhất hiện nắm 47,32% cổ phần của PVI là Talanx sở hữu 35,74% cổ phần, tương đương 83,7% cổ phiếu; Quỹ đầu tư Oman Funderburk Lighthouse sở hữu 11,58% cổ phần, tương đương 27,11 triệu cổ phiếu.

Trong số các cổ đông lớn khác, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và PVCombank sở hữu cổ phần của PVI, lần lượt là 35% (81,98 triệu cổ phiếu) và 6,23% (14,59 triệu cổ phiếu). Trước đó, năm 2012, PVN và PVCombank đã giảm tổng sở hữu tại PVI từ 46,68% xuống 41,73%. Cùng thời gian này, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại PVI tăng từ 35,37% lên 43,4%. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài hiện tại đối với ngành bảo hiểm vẫn là 49%.

Trong nỗ lực tái cơ cấu, bản thân PVI đã thoái vốn một phần khỏi liên doanh PVI-Sunlife từ năm 2016, do đó PV Sunlife không còn là công ty con của PVI. Mức giá bán cổ phần cho đối tác Sunlife Insurance không được tiết lộ.

PVI đang sở hữu 32% cổ phần, trị giá 138 tỷ đồng, tại công ty liên kết PV2 chuyên đầu tư BĐS và các hoạt động đầu tư tài chính. Ngoài ra, công ty vẫn còn 568 tỷ đồng giá trị đầu tư ban đầu tại các công ty khác.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, đề xuất chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HSX của PVI đã được phê duyệt. HĐQT PVI được ủy quyền lên kế hoạch thực hiện trong năm 2017. Việc chuyển sàn niêm yết là do thanh khoản trên HSX lớn hơn, điều này có thể giúp PVI thu hút nhiều NĐT tiềm năng hơn.

infonet.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top