PVN sẽ thoái vốn tại các công ty con bằng cách nào?

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 24/8/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ mới đây đã ký văn bản phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) thực hiện thoái vốn một phần hoặc toàn bộ giai đoạn 2017- 2020.

    [​IMG]
    Theo đó, đến năm 2020, PVN sẽ phải hoàn thành việc thoái vốn một phần hoặc toàn bộ tại nhiều công ty/công ty con thuộc Tập đoàn. 9 doanh nghiệp cụ thể buộc PVN phải thoái vốn, cụ thể:

    Đến năm 2018, PVN sẽ phải thoái vốn tại: Công ty cổ phần PVI; Công ty cổ phần Dầu khí đầu tư khai thác Cảng Phước An; Công ty cổ phần phát triển Đông Dương Xanh; Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí SSG.

    Trong giai đoạn 2018-2019 sẽ thoái vốn toàn bộ tại: Công ty cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam; Tổng công ty bảo dưỡng- sửa chữa công trình dầu khí- CTCP.

    Ngoài ra, việc thoái vốn tại PV Tex và Công ty TNHH 1TV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất – DQS sẽ thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2017- 2020.

    Đến năm 2018, PVN sẽ phải giảm tỷ lệ nắm giữ tại: Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí- CTCP (DPM) từ 61,3% xuống 51%; Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (DCM) từ 75,56% xuống còn 51%.


    Trong giai đoạn từ 2018- 2019, PVN giảm tỷ lệ nắm giữ tại: Tổng công ty khí Việt Nam- CTCP (GAS) từ 96,72% xuống 65%; Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVT) từ 51% xuống 36% (tùy thuộc vào việc đàm phán với chủ nợ chính là Ngân hàng Citibank) đến năm 2020.

    Trong khi đó như kế hoạch, PVN sẽ giữ nguyên 51% cổ phần đến năm 2019 tại Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lọc- Hoá dầu Bình Sơn và Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam và giảm xuống dưới 50% vào năm 2020 hoặc có thể sớm hơn nếu đàm phán được với các ngân hàng cho vay vốn.

    Việc thoái vốn nhiều khả năng sẽ được thực hiện bằng phương thức đấu giá cổ phần vì đây là phương thức bán vốn tại DNNN đã được chấp thuận. Tuy nhiên, theo quan điểm của CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), trong nhiều trường hợp có lẽ việc bán cho người mua chiến lược sẽ được ưu tiên, đặc biệt là khi người mua đã sở hữu sẵn cổ phần. Tuy nhiên, do nhiều nhiều doanh nghiệp trong diện thoái vốn có quy mô lớn nên việc thực hiện bán đấu giá cho NĐT tài chính là phương án khả dĩ nhất.

    Trong số các doanh nghiệp kể trên, việc bán vốn tại DPM, PVT có vẻ sẽ được chú ý nhiều nhất vì cả 3 doanh nghiệp này đều có triển vọng tốt. Nhiều khả năng việc bán cổ phần tại DPM, PVT và GAS bên cạnh việc IPO PV Power, Lọc dầu Bình Sơn và PV Oil sẽ diễn ra vào quý 4 năm nay hoặc đầu năm sau.

    Infonet.vn​
     

Chia sẻ trang này