Quan ngại chưa biết ngày hoạt động chính thức của dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Đến thời điểm này, vẫn chưa biết chính thức ngày nào Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đi vào hoạt động. Nhiều quan ngại về các mốc đưa ra về chương trình chạy thử, hoạt động sản xuất của nhà máy lại có thể bị dời vào thời điểm khác.

Để tìm hiểu nguyên nhân các khâu chậm tiến độ và thời điểm hoạt động của dự án, phóng viên Báo Thanh tra tiếp tục gọi điện đặt lịch làm việc với lãnh đạo Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhưng vẫn không nhận được sự hợp tác.

img20170315141614.jpg

Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đến cuối năm 2016, về tiến độ tổng thể thực hiện hợp đồng EPC đạt 93,8%, chậm 2,9% so với kế hoạch, trong đó thiết kế và chế tạo đã cơ bản hoàn thành; xây lắp đạt 98,1%; tiền chạy thử (Pre-Commissioning) đạt 52,01%. Tổng thầu JGCS đã chính thức không đạt được mốc hoàn thành cơ khí như quy định trong hợp đồng EPC (tháng 11/2016). Chủ đầu tư là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn - NSRP đã gửi thông báo cho tổng thầu về việc chậm tiến độ và phạt chậm hợp đồng.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong những tháng đầu năm 2017 bộ máy chính quyền từ xã đến huyện và tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc mạnh mẽ thực hiện các cam kết của Chính phủ để Dự án Lọc hóa dầu đi vào hoạt động đúng tiến độ đã đề ra, trong đó có vấn đề về hành lang pháp lý, cung cấp nước sạch .... Tuy nhiên, đến nay tín hiệu về ngày, tháng hoạt động cụ thể của dự án siêu “khủng” này vẫn là một dấu hỏi lớn đối với cán bộ và nhân dân nơi đây.

Trước đó, Báo Thanh tra có bài "Thanh Hóa: Dự án lọc hóa dầu hơn 9 tỷ đô chậm tiến độ", nội dung phản ánh Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn của Công ty Liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn NSRP ra đời dưới sự đầu tư của 4 tập đoàn lớn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Công ty Kuwait Petroleum Europe B.V. (KPE); Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ USD.

Theo tiến độ đề ra, dự án sẽ hoàn thành việc lắp đặt cơ khí cuối năm 2016 (tháng 11/2016) và lúc đó tổng thầu EPC là JGCS (là liên doanh nhà thầu do Công ty JGC (Nhật Bản) đứng đầu và các thành viên khác bao gồm: Chiyoda (Nhật Bản), GS E&C (Hàn Quốc), SK E&C (Hàn Quốc),Technip France (Pháp), và Technip Geoproduction (Malaysia)) sẽ tiến hành bàn giao cho NSRP để triển khai công tác khởi động và chạy thử nhà máy. Do một số hạng mục không đạt được theo đúng tiến độ đã đề ra nên mốc quan trọng này được dời về ngày 28/2/2017.

img20170418163045.jpg

Tuy nhiên, đến nay mốc chạy thử và hoạt động của dự án vẫn chưa rõ ràng, cụ thể. Việc lùi thời điểm nghiệm thu và bàn giao việc hoàn tất lắp đặt cơ khí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dự án, không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính và hiệu quả của dự án mà còn ảnh hưởng đến các cam kết bảo lãnh của Chính phủ Việt Nam cho dự án này.

Được biết, dự án này được hoạt động 70 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hiện dự án được hưởng hàng loạt ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian 70 năm và nhiều ưu đãi khác; được cấp bù (từ tiền của PetroVietnam) trong giai đoạn 2017 - 2027 nếu thuế suất áp dụng chung trên thị trường thấp hơn thuế ưu đãi; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm (chỉ phải nộp thuế suất bình quân 10% trong vòng 70 năm sau đó)...

Tính đến hết năm 2016, dự án hơn 9 tỷ USD này đã giải ngân được hơn 6,7 tỷ USD. Trong đó, vốn vay từ ngân hàng đã giải ngân là 3,7 tỷ USD; vốn góp từ các bên đối tác là 2,4 tỷ USD, vốn điều lệ đăng ký - trong đó phần vốn góp của PVN là 602,4 triệu USD và vốn vay thứ cấp được các bên cho vay là 760 triệu USD.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin đến bạn đọc. Văn Thanh - Báo Thanh Tra​
 

Việc làm nổi bật

Top