Saudi Arabia đang "tự giết chính mình"

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Giá dầu giảm gần 60% kể từ mùa hè năm ngoái đến nay không chỉ làm bốc hơi hàng tỷ USD trên bảng cân đối kế toán của các công ty dầu mỏ. Giá dầu còn đang “giết chết” các nước giàu dầu mỏ một cách từ từ. Và, nạn nhân mới nhất chính là Saudi Arabia.

Đáng nói hơn, Saudi Arabia không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai khác về những điều tồi tệ đang diễn ra đối với nền kinh tế nước này. Saudi Arabia sản xuất rất nhiều dầu mỏ và đã trở thành nhà sản xuất chi phối (swing producer), tức một nước có đủ khả năng tác động đến giá dầu thông qua lượng dầu mà nó bơm ra thị trường.

Nước này vừa công bố mức thâm hụt ngân sách – chênh lệch giữa thu và chi – đã lên đến mức kỷ lục 98 tỷ USD trong năm 2015.

mideast-20wikileaks-20sau-mill-20-3-1451383904757.jpg

Năm nay chi ngân sách của Saudi Arabia tăng 13% so với dự báo của giới phân tích, lên đến 260 tỷ USD. Nguyên nhân khiến chi tăng mạnh là do những chiến dịch quân sự ở Yemen và vai trò của nước này trong nỗ lực chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở các nước láng giềng.

Trong khi đó, thu ngân sách giảm mạnh 15% so với dự báo chính thức, xuống còn 162 tỷ USD.

Giá dầu đã giảm từ mức 3 con số trong tháng 6/2014 xuống chỉ còn 36,94 USD/thùng ở thời điểm hiện tại (hôm nay – 29/12). Doanh thu từ dầu mỏ chiếm tới 77% tổng ngân sách của Saudi Arabia.

Tình hình tồi tệ đến mức Chính phủ Saudi đã phải thông báo dự định tăng 50% giá xăng – mặt hàng vốn “rẻ như cho” ở quốc gia này vì dư thừa rất nhiều. Kèm theo đó giá dầu diesel, giá điện và giá nước cũng sẽ tăng lên. Ngoài ra một loại thuế doanh thu sẽ được áp dụng trong thời gian tới.

Chương trình thắt lưng buộc bụng mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử đã trở thành tiếng chuông báo động trong cộng đồng doanh nghiệp ở Saudi Arabia. Họ vốn đã phải chịu đựng nhiều khổ cực khi tình hình kinh tế không mấy sáng sủa, đồng nội tệ lao dốc và Chính phủ đã chậm chễ trong việc chi trả nhiều khoản thanh toán.

Như vậy Saudi Arabia đã rơi vào cảnh “gậy ông đập lưng ông”.

Đây là thành viên lớn nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đã kiên quyết từ chối cắt giảm sản lượng để giá có thể tăng lên. Ở thời điểm hiện tại, nguồn cung đang quá lớn so với cầu trên thị trường dầu mỏ.

Lý do căn bản khiến Saudi Arabia “ngoan cố” là họ muốn các công ty dầu đá phiến của Mỹ phải phá sản. Tính đến thời điểm hiện tại, các đối thủ đến từ nước Mỹ cũng đã gặp khó khăn. Tuy nhiên, cuộc chiến này sẽ không sớm kết thúc giống như Saudi Arabia đã dự tính.

2 ngày trước, OPEC vừa mới công bố báo cáo dự đoán giá của một thùng dầu sẽ không thể trở lại mốc 100 USD/thùng trước năm 2040.

Theo Trí thức trẻ/Business Insider​
 

Việc làm nổi bật

Top