Saudi Arabia đề nghị cắt giảm sản lượng dầu nếu Iran đóng băng sản lượng

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Saudi Arabia đã đề nghị giảm sản lượng dầu nếu đối thủ Iran hạn chế sản lượng của họ trong năm nay, do Riyadh cố gắng tiến tới một thỏa thuận của OPEC để hạn chế nguồn cung và tăng giá.

OPEC tổ chức một cuộc họp không chính thức với Algeria trong tuần này, với Nga cũng sẽ tham dự. Tổ chức OPEC sản xuất khoảng hơn 30% lượng dầu thế giới, cũng sẽ có một cuộc họp chính thức tại Vienna vào cuối tháng 11.

Một nguồn tin thân cận với các nhà hoạch định dầu mỏ Saudi cho biết “cuộc họp tại Algeria không phải là một cuộc họp quyết định. Đó là để tham vấn”.

Riyadh sẵn sàng cắt giảm sản lượng xuống những mức được thấy đầu năm nay nếu Iran đóng băng sản lượng ở mức hiện nay, khoảng 3,6 triệu thùng/ngày.

dau23_ZZPW.jpg

Một nguồn tin cho biết Saudi Arabia sẵn sàng cắt giảm nhưng Iran phải đồng ý đóng băng. Hơn ba nguồn tin khác khẳng định đề nghị này đã được trình cho Tehran.

Một nguồn tin thân cận với Saudi Arabia cho biết “mục tiêu của chúng tôi là đạt được một sự đồng thuận và xem xét viễn cảnh khác nhau đối với các mức sản lượng của các nước OPEC. Chúng tôi đang mong đợi một giải pháp đáng tin và minh bạch có thể dẫn tới sự ổn định của thị trường”.

Một nguồn tin thân cận với Iran đã từ chối bình luận về chi tiết của đề xuất này nhưng không loại trừ một sự thỏa hiệp trong tuần này. Không có bình luận chính thức từ Saudi Arabia hay Iran.

Giá dầu tăng do tin tức Saudi Arabia đưa ra một thỏa thuận cho Iran nhưng sau đó giảm trở lại do hy vọng một thỏa thuận trong tuần xa dần.

Ở mức 46 USD/thùng, giá dầu thấp hơn nhiều nhu cầu ngân sách của hầu hết các nước OPEC và mức đỉnh năm 2014 trên 115 USD/thùng.

Sản lượng của Saudi Arabia thường giảm trong mùa đông và tăng trong những tháng mùa hè nóng bức, vì thế Iran có thể gạt bỏ đề xuất cắt giảm do nỗ lực của Riyadh đưa ra như một sự sụt giảm tự nhiên.

Iran được hứa hẹn tăng sản lượng thành 4 triệu thùng/ngày, mặc dù sản lượng đã trì trệ trong ba tháng qua ở mức khoảng 3,6 triệu thùng/ngày, cho thấy sự thúc đẩy mới có thể là khó khăn nếu không đầu tư thêm.

Nguồn tin đầu tiên không cho biết Riyadh sẽ cắt giảm bao nhiêu nếu Iran đồng ý đóng băng sản lượng. Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria cho biết trong tháng này rằng OPEC sẽ cần giảm nguồn cung khoảng 1 triệu thùng/ngày để giúp cân bằng thị trường.

Sản lượng của Riyadh đã tăng vọt từ tháng 6 do nhu cầu trong mùa hè, đạt mức cao kỷ lục 10,67 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và giảm xuống 10,63 triệu thùng/ngày trong tháng 8. Từ tháng 1 tới tháng 5, Saudi Arabia đã sản xuất khoảng 10,2 triệu thùng/ngày.

Trước đó, Saudi Arabia đã từ chối bình luận về việc cắt giảm sản lượng.

Các quan chức từ Saudi Arabia và Iran đã họp tại Vienna trong tuần trước. Họ đã không bàn về đề xuất của Saudi Arabia, tập trung vào số liệu sản lượng cơ bản.

Cuộc họp này không có đột phá, tuy nhiên cuộc họp đó sẽ gúp xây dựng sự đồng thuận.

Hai nguồn tin cho biết các đồng minh vùng Vịnh của Saudi Arabia là UAE, Qatar và Kuwait được dự kiến đóng góp vào bất cứ thỏa thuận giảm sản lượng nào.

Saudi Arabia, cho đến nay là nhà sản xuất lớn nhất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, sẽ gánh vác việc cắt giảm lớn nhất.

Đề xuất này có thể thấy như sự thay đổi của Riyadh, mà đã đưa ra chính sách hiện nay của OPEC trong năm 2014 bằng cách từ chối cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá và bảo vệ thị phần chống lại các đối thủ đặc biệt các nhà sản xuất chi phí cao.

Giá đã giảm xuống khoảng 30 – 50 USD/thùng từ những mức cao 115 USD trong tháng 6/2014 dẫn tới thúc đẩy nhu cầu toàn cầu và sụt giảm các nguồn cung cấp chi phí cao như từ các nhà sản xuất Mỹ.

Nhưng chiến lược của Saudi Arabia đã gây ra rạn nứt trong OPEC, các thành viên nghèo hơn của tổ chức này đã phải đối mặt với khủng hoảng ngân sách và bất ổn. Riyadh và các đồng minh vùng Vịnh của nước này cũng phải thắt lưng buộc bụng sau một thập kỷ chi tiêu công hào phóng.
Khi cơn đau do dầu giá rẻ tăng lên và áp lực lên tài chính của Saudi Arabia tăng, Riyadh và Tehran đã cho thấy họ sẵn sàng linh hoạt hơn để hỗ trợ giá dầu.

Tuy nhiên, nỗ lực đầu tiên tại hiệp ước sản lượng toàn cầu đã sụp đổ trong tháng 4 khi Riyadh yêu cầu Tehran tham dự. Iran cho biết khọ sẽ không tham dự bất cứ thỏa thuận nào như vậy cho đến khi họ tăng sản lượng lên những mức trước khi bị các lệnh trừng phạt.

Nguồn: VITIC/Reuters​
 

Việc làm nổi bật

Top