Saudi Arabia, Iraq đồng ý gia hạn 9 tháng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nước có ảnh hưởng lớn tới OPEC, Saudi Arabia và Iraq ngày 22/5 đã đồng ý về sự cần thiết gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung toàn cầu thêm 9 tháng, trong một nỗ lực hỗ trợ giá dầu, loại bỏ một trở ngại tiềm tàng do các nước sản xuất chuẩn bị nhóm họp trong tuần này.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho biết sau cuộc họp của ông với người đồng cấp Iraq tại Baghdad, ông không mong đợi sự phản đối kéo dài việc hạn chế thêm 9 tháng trong tổ chức OPEC.

151211101714-oil-rigs-budgets-1024x576.jpg

Cuộc họp của OPEC vào ngày 25/5 tại Vienna để xem xét kéo dài thỏa thuận hồi tháng 12 trong đó OPEC và 11 nhà sản xuất khác gồm Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017.

Bộ trưởng Saudi Arabia trả lời họp báo chung với người đồng cấp Iraq, Jabar Ali al-Luaibi rằng Iraq đã bật đèn xanh cho đề xuất gia hạn thêm 9 tháng sẽ được trình bày tại cuộc họp tại thủ đô của Áo.

Ông cho biết một thỏa thuận mới sẽ tương tự hiệp ước trước đó, với những thay đổi nhỏ. Ông cho biết bất kỳ quyết định nào sẽ không được hoàn thành cho đến cuộc họp của OPEC.
Ông Falih đang có chuyến thăm hiếm hoi tới Iraq trong nỗ lực mới nhất của nhà sản xuất dầu mỏ này để thuyết phục thành viên OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, Jabar Ali al-Luaibi cho biết ông đồng ý với Saudi Arabia về sự cần thiết để gia hạn thỏa thuận thêm 9 tháng.

Saudi Arabia và Nga đang thúc đẩy gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018. Iraq, nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai và tăng trưởng nhanh nhất của OPEC, cho đến 22/5 chỉ lên tiếng hỗ trợ kéo dài thỏa thuận thêm 6 tháng.

Đây là lần đầu tiên trong gần 3 thập kỷ một quan chức năng lượng của Saudi Arabia sang thăm Baghdad.

OPEC muốn giảm tồn kho dầu thô toàn cầu xuống mức trung bình 5 năm nhưng cho đến nay khó khăn để thực hiện điều đó. Tồn kho đang gần mức cao kỷ lục, một phần do sản lượng ngày càng tăng tại Mỹ, nước không tham gia thỏa thuận hiện nay.

Tổng thư ký của OPEC, Mohammad Barkindo trả lời các phóng viên tại Vienna rằng “tôi tin tưởng chúng tôi có sự đồng thuận ngày càng tăng”.

Iraq và Iran là những trở ngại lớn đối với OPEC để đạt được quyết định cắt giảm sản lượng mới nhất hồi tháng 12/2016.

Thách thức của OPEC

Baghdad đã tranh cãi họ chỉ bắt đầu tăng trưởng sản lượng sau vài năm trì trệ và Tehrran cho biết họ cần nâng sản lượng sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Iraq cuối cùng đã đồng ý hạn chế sản lượng trong nửa đầu năm 2017 trong khi Iran được cho phép tăng nhẹ sản lượng.

Nigeria và Libya được miễn trừ cắt giảm san lượng do sản lượng của họ đã sụt giảm bởi bất ổn. Cả hai nước này đã lấy lại một phần khối lượng trong những tháng gần đây và được dự kiến sớm tăng thêm, bổ sung vào thách thức của OPEC để lấy lại cân bằng thị trường.

Goldman Sachs, một trong số các ngân hàng tích cực nhất trong giao dịch hàng hóa, cho biết việc gia hạn thêm 9 tháng sẽ giúp tái cân bằng tồn kho trong năm 2017 và giữ giá dầu Brent gần 57 USD/thùng.

Goldman cho biết OPEC nên gây áp lực với các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ bằng cách tạo ra một cấu trúc thị trường được biết như Backwardation, khi giá giao dịch kỳ hạn của một hàng hóa là thấp hơn giá trị thị trường giao ngay hiện nay.

Bằng các gia hạn cắt giảm sang năm 2018 và lời hứa tăng sản lượng năm tới, OPEC có thể buộc thị trường dầu mỏ chuyển thành backwardation, sẽ khiến cổ phiếu tư nhân và các nhà đầu tư khác không cung cấp tiền cho các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Việc làm nổi bật

Top