Sẽ chẳng có thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu thô nào hết

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Đó là tuyên bố của Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo đưa ra hôm Chủ nhật 18/9 trước thềm phiên họp không chính thức của OPEC tại Algeria.

oil-storage-tank-at-an-oil-plant-in-damborice-czech-republic_201058158.jpg

Các nước thành viên OPEC đã phần nào xua tan đồn đoán về khả năng thành công của thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu thô trong tháng này khi nhiều nước đang cố gắng tăng sản lượng.

Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo đưa ra hôm Chủ nhật 18/9 cho biết, sẽ không có quyết định nào được đưa ra trong phiên họp không chính thức giữa OPEC và các nước ngoại khối tại Algeria vào ngày 26-28/9 tới đây.

"Đây là phiên họp không chính thức và cũng không phải là phiên họp để đưa ra quyết định", ông Barkindo cho hãng thông tấn APS của Algeria biết.

opec-mohammed-barkindo_20110147.jpg

Các nước thành viên OPEC dự kiến tham dự phiên họp không chính thức vào ngày 28/9 tới đây - ngày cuối cùng của Diễn đàn Năng lượng Quốc tế - tại thủ đô Algiers của Algeria. Ông Barkindo cho rằng OPEC sẽ cố gắng đạt được sự đồng thuận và kế hoạch hành động tại Algiers và sau đó có thể triệu tập phiên họp khẩn để đưa ra quyết định nếu tất cả các thành viên nhất trí.

Giá dầu thô thời gian qua được hỗ trợ nhờ hy vọng OPEC - với 14 nước thành viên đang kiểm soát 1/3 sản lượng dầu toàn cầu - và Nga, nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ nhất trí đóng băng sản lượng ở mức hiện tại trong phiên họp tại Algeria. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng ủng hộ thỏa thuận này - nếu được thông qua sẽ là hành động hợp tác đầu tiên để giải quyết tình trạng thừa cung toàn cầu, từng khiến giá dầu lao dốc từ giữa năm 2014.

Hy vọng OPEC sẽ lấy lại vị thế truyền thống trong việc hỗ trợ thị trường đã giúp giá dầu thô hồi phục, vào thị trường giá lên trong tháng 8 và đạt mốc 50 USD/thùng. Nhưng sau đó, giá lại giảm khi số liệu cho thấy OPEC thực tế đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục.

Trở ngại chính đối với thỏa thuận đóng băng sản lượng là 3 nước - Libya, Iran và Nigeria - đều muốn cùng nhau tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Các quan chức Libya cho biết, nước này đang lên kế hoạch nhanh chóng tăng xuất khẩu dầu thô sau khi nắm quyền kiểm soát các cảng dầu quan trọng. Nếu tình hình an ninh ổn định, sản lượng dầu thô của nước này có thể tăng lên 1 triệu thùng/ngày từ 280.000 thùng/ngày trong tháng 8.

Tại Nigeria, các cuộc tấn công của lực lượng phiến quân vào hệ thống đường ống dẫn dầu đã khiến sản lượng dầu thô của nước này giảm xuống mức kỷ lục - đạt 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 8, giảm 400.000 thùng/ngày so với mức bình quân năm 2015. Dự đoán xuất khẩu dầu thô Nigeria sẽ tăng thêm 250.000 thùng/ngày trong tháng 9 sau khi đạt được lệnh ngừng bắn giữa chính phủ và lực lượng Niger Delta. Nigeria muốn tăng sản lượng lên 2 triệu thùng/ngày.

Iran - đang quay lại thị trường dầu thô toàn cầu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ - cũng tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng cho đến khi đạt mốc 4 triệu thùng/ngày.

John Hall, chủ tịch hãng tư vấn Alfa Energy của Anh, nhận định, thỏa thuận đóng băng sản lượng với ngoại lệ là Iran, Nigeria và Libya sẽ trở nên "không có giá trị gì hết". Vì điều này có nghĩa rằng các nước khác phải cắt giảm sản lượng. Nhưng không nước thành viên OPEC nào, nhất là Arab Saudi, làm như vậy vì hành động này đồng nghĩa với việc từ bỏ thị phần mà họ vất vả mới giành được trong 2 năm qua.

Bá Ước - Nhịp cầu Đầu tư​
 
Opec đang vỡ trận, vì lợi ích riêng nên không thể khống chế được giá dầu đang xuống đáy
 

Việc làm nổi bật

Top