Sức mua xăng E5 vẫn còn rất kém

Thảo luận trong 'Xăng dầu' bắt đầu bởi Connect Unlimited, 31/12/15.

  1. Connect Unlimited
    Offline

    Connect Unlimited Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vung Tau
    Một số doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho biết, dù số điểm bán tăng nhiều nhưng thực sự mức tiêu thụ xăng E5 vẫn còn thấp. Còn các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học cũng đang gặp khó khăn trong việc bán cồn ethanol.

    Chỉ chiếm 4,2%

    Theo ghi nhận từ một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì mặc dù từ đầu năm tới nay TPHCM đã tăng thêm nhiều điểm bán nhưng sức mua xăng sinh học E5 vẫn kém như đầu năm.

    Không chỉ riêng TPHCM mà các tỉnh thành khác như Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ… cũng có mức tiêu thụ xăng E5 thấp.

    Tại TPHCM, dù đã có đến 190 cửa hàng kinh doanh xăng E5 nhưng lượng xăng E5 bán ra chỉ chiếm 4,2% trong tổng sản lượng xăng Mogas 95 và 92 tiêu thụ trên thị trường. Hiện tại, cửa hàng nào bán giỏi lắm thì xăng E5 có thể chiếm tới mức 10-15% so với tổng sản lượng xăng dầu bán ra; còn thông thường chỉ ở mức 4 đến 7%.

    Ông Dương Quang Phi, Giám đốc Xí nghiệp bán lẻ thuộc công ty Xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn), cho biết: tính đến cuối tháng 11-2015, đã có 37 trong 67 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Sài Gòn tổ chức bán xăng E5, tăng 32 cửa hàng so với thời điểm bắt đầu kinh doanh xăng E5 vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, lượng bán xăng E5 chỉ đạt khoảng 7% trên tổng lượng xăng dầu bán ra hàng tháng.

    [​IMG]
    Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại TPHCM cho biết có ít khách hàng hỏi mua loại xăng E5, hầu như các cửa hàng chỉ bán xăng E5 vào giờ cao điểm. Điều này xảy ra vì vào giờ cao điểm, xe đông nên cứ có chỗ trống là khách hàng chen vào mua xăng, không cần biết là xăng Mogas 92 hay E5.

    Theo ông Lê Đức Thuận, Giám đốc công ty cổ phần dầu khí Sài Gòn (PVOil Sài Gòn), sau hơn một năm triển khai bán xăng E5, lượng xăng E5 của PVOil Sài Gòn bán ra hơn 18.400 m3, chiếm 15% tổng ượng xăng dầu bán ra. Thời gian qua, giá xăng dầu nhìn chung giảm sâu nhưng giá cồn (E100) dùng để pha trộn xăng E5 vẫn đứng yên nên phần nào gây khó khăn cho doanh nghiệp.

    Ông Thuận cũng nói thêm, các tổng đại lý, đại lý, cửa hàng xăng dầu… vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bán xăng E5 do họ sợ giảm doanh thu, sức mua; đồng thời, họ cũng lo lắng về chi phí đầu tư súc rửa bồn bể, trụ bơm, thay đổi bảng hiệu… khi bán xăng E5.

    Tháng 8-2015, khi Sở Công Thương khảo sát về sức mua xăng E5 trên địa bàn TPHCM thì lượng "xăng xanh" bán ra thị trường chỉ vào khoảng 3%. Nay, sau 3 tháng tiếp tục mở rộng cửa hàng bán xăng E5, lượng xăng E5 bán ra có tăng một chút lên 4,2% so với tổng sản lượng xăng Mogas 95 và 92.

    Lý giải vì sao sức mua xăng E5 còn thấp, bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho rằng người dân đã quen sử dụng xăng Mogas 92, chưa muốn đổi qua xăng E5 nên sức mua xăng E5 tại TPHCM còn thấp. Điều này là thói quen tiêu dùng, không thể một sớm một chiều là có thể thay đổi được; các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu xăng E5 để thu hút sự quan tâm của người dân.

    Nhà máy cũng èo uột

    Dù trên toàn quốc có 7 dự án nhà máy sản xuất ethanol (E100, cồn để pha trộn xăng E5) nhưng trên thực tế chỉ có hai nhà máy đang sản xuất và có khả năng bán cồn E100 ra thị trường là nhà máy sản xuất bio-ethanol Dung Quất và nhà máy sản xuất ethanol Tùng Lâm. Các doanh nghiệp đầu mối trong ngành xăng dầu cũng chủ yếu mua cồn E100 về pha trộn xăng E5 từ các đơn vị này.

    Công suất thiết kế của nhà máy sản xuất ethanol Tùng Lâm là 60.000 tấn/năm nhưng trên thực tế chẳng bao giờ nhà máy này chạy đến 1/2 công suất. Nhà máy Dung Quất cũng thường xuyên ngừng hoạt động vì ethanol chưa thể tiêu thụ nội địa nhiều; chủ yếu vẫn đang xuất khẩu.

    Dù sản lượng xăng E5 bán trên thị trường có tăng đôi chút vào những tháng cuối năm 2015 nhưng cũng không giúp cho các nhà máy sản xuất ethanol bán thêm được tấn nào. Vì bán xăng E5 đang lỗ (giá vốn cao hơn khoảng 100 đồng/lít) so với xăng Mogas 92 và sức mua loại xăng này hiện nay vẫn còn thấp nên các doanh nghiệp đầu mối cũng hạn chế nhập cồn E100 để pha trộn.

    Theo đại diện nhà máy sản xuất ethanol Tùng Lâm thì hàng tháng các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chỉ mua vài trăm tấn cồn để pha trộn xăng E5. Bản thân nhà máy đang tồn đọng hàng ngàn tấn cồn có thể pha trộn ra khoảng vài chục ngàn tấn xăng E5.

    Hai nhà máy sản xuất ethanol Tùng Lâm và Dung Quất trong 6 tháng đầu năm 2015 phải chật vật xuất khẩu cồn để có thể tồn tại và đều rơi vào tình trạng tồn kho. Gộp cả hai nhà máy lại cũng tính ra được mức sản xuất hơn 4.000 tấn ethanol/tháng (có thể pha trộn khoảng 80.000 tấn xăng); vượt xa nhu cầu sử dụng cồn để pha trộn xăng E5 hiện nay (khoảng 1.200 tấn ethanol).

    Theo thông tin từ Vụ Khoa học Công nghệ thuộc Bộ Công Thương, lượng tiêu thụ xăng E5 trong những tháng đầu năm 2015 chỉ khoảng 22.000 m3/tháng; chiếm tỷ trọng chưa đến 2% so với tổng sản lượng xăng dầu bán ra trên toàn quốc. Dự báo, vào năm 2016 khi toàn bộ các tỉnh thành chuyển sang sử dụng xăng E5, nhu cầu sử dụng loại xăng sinh học này có thể sẽ tăng mạnh hơn.

    Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn​
     

Chia sẻ trang này