Thị trường gas: Đến thời "tiền tươi, thóc thật"

Thảo luận trong 'Khí đốt' bắt đầu bởi Connect Unlimited, 28/11/15.

  1. Connect Unlimited
    Offline

    Connect Unlimited Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    1,478
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Vung Tau
    Sự tụt dốc về doanh số, lợi nhuận lẫn giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh gas (gọi tắt là LPG) thời gian qua đã đặt ra nghi vấn thị trường LPG không còn hấp dẫn nhà đầu tư...

    Hết thời lướt sóng

    Theo ACBS, mức tăng trưởng bình quân của các DN ngành LPG luôn đạt khoảng 20%/năm trong gần 20 năm kể từ những năm đầu thập niên 1990.

    Theo đó, xét về sự ổn định trong thời gian dài, có lẽ mặt hàng LPG được đánh giá là tăng trưởng mạnh và ổn định nhất trong các ngành hàng của Việt Nam kể từ năm 2011 trở về trước.

    Hiệp hội DN Điện tử Mỹ (Electronic Industries Association- EIA) đưa ra thống kê, tình hình tiêu thụ khí gas tại Việt Nam đã tăng trưởng kép (CAGR), đạt 28%/năm trong khoảng thời gian từ năm 1991 - 2011.

    Trên thực tế, việc mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành LPG đã diễn ra mạnh mẽ kể từ năm 2007 đến nay.

    Trong khối DN tư nhân, việc M&A của Tập đoàn Dầu khí An Pha (Anpha Petrol) được xem là khá nổi trội khi cùng lúc mua lại từ 51% - 99% cổ phần của DNTN Hoàng Minh (sở hữu thương hiệu Dakgas), Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại L.P.G Minh Thông (thương hiệu JP Gas) và Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại Khí đốt Gia Định (Giadinh Gas) chỉ trong vòng 4 tháng (cuối quý I và quý II/2007).

    Theo sau đó là hàng loạt nhà đầu tư có tên tuổi như Quỹ Phát triển Việt - Nhật (Japan-Vietnam Growth Fund L.P.), Tập đoàn Sojitz, Công ty Chứng khoán SK (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc)... cũng lần lượt trở thành cổ đông của Anpha Petrol.

    Những thương vụ mua - bán giữa khối DN FDI ngành khí đốt gồm (dầu khí và gas) lẫn khối DN nhà nước cũng không kém phần sôi động.

    Cách đây 3 năm, việc Tập đoàn Shell chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Công ty Shell Gas Hải Phòng và Shell Gas Việt Nam, hai trong ba pháp nhân của Shell Eastern Petroleum Singapore tại Việt Nam cho Tập đoàn Siam Gas - công ty phân phối LPG lớn thứ hai tại Thái Lan, chiếm 30% thị phần với khối lượng 70.000 tấn/tháng.

    Cùng thời gian này, việc luân chuyển tỷ lệ sở hữu cổ phần của những "ông lớn" trong ngành LPG Việt Nam cũng có nhiều thay đổi.

    [​IMG]

    Tuy không rầm rộ như các thương vụ M&A trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) nhưng thay đổi sở hữu đã vẽ lại bản đồ phân phối trong ngành LPG Việt Nam.

    Năm 2014 được xem là giai đoạn "hưng thịnh" của ngành LPG với giá cổ phiếu tăng mạnh. Nổi trội nhất là Tổng công ty Khí Việt Nam (HOSE:GAS). Thời điểm này, các nhà đầu tư từng cho rằng cổ phiếu GAS gần như trở thành trụ cột của thị trường chứng khoán.

    Bởi lẽ, mỗi biến động của GAS đều góp phần ảnh hưởng lớn đến thị trường cũng như quyết định của nhà đầu tư.

    Thế nhưng chưa đầy một năm kể từ giai đoạn phồn thịnh, mới đây, trong một tọa đàm về thị trường chứng khoán cuối năm 2015, cổ phiếu ngành LPG đã không còn nằm trong top ngành hàng thực sự hấp dẫn nhà đầu tư.

    Đến thời "tiền tươi, thóc thật"

    Sau hàng loạt biến động của ngành LPG trên thị trường chứng khoán, do ảnh hưởng từ giá dầu thế giới, cùng sự nhiễu loạn chất lượng của mặt hàng LPG tại thị trường Việt Nam, các "ông lớn" ngành LPG như GAS, Công ty CP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam (PV Gas South), Anpha Petrol... đang dần tái cơ cấu hệ thống bán hàng cũng như xu hướng kinh doanh để giữ vững và mở rộng thị phần LPG.

    Cụ thể, năm 2015, PV Gas South chú trọng mảng bán lẻ LPG để hạn chế tối đa chi phí, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh. DN này còn thực hiện hợp đồng sản xuất bình gas 20kg cho đối tác nước ngoài để xuất khẩu, nhằm khai thác hiệu quả dây chuyền sản xuất.

    Bên cạnh đó, PV Gas South đặt kế hoạch sản xuất cho LPG rời 64.000 tấn và LPG bình 155.000 tấn.

    Với mục tiêu giảm thiểu khâu trung gian nhằm tiết giảm chi phí, PV Gas South đã đầu tư kho cảng đầu mối với tổng sức chứa khoảng 7.700 tấn và hệ thống phân phối LPG ở các tỉnh - thành. Hệ thống kho cảng này dự kiến sẽ tăng thêm 6.000 tấn cuối năm 2021.

    Ở góc độ nhà đầu tư tư nhân, Anpha Petrol mua lại 98% cổ phần của Công ty Bình Minh - hệ thống bán lẻ LPG lớn nhất tại Việt Nam để phát triển hệ thống phân phối LPG dân dụng chuyên nghiệp tại TP.HCM.

    Cùng với sự góp vốn đến 49% từ Công ty Saisan, DN kinh doanh LPG dân dụng tại Nhật đã tạo điều kiện để Anpha Petrol mạnh bước hơn trong định hướng phát triển kinh doanh LPG tại thị trường Việt Nam.

    Cùng thời gian này, tháng 6/2014, thị trường LPG Việt Nam cũng ghi nhận sự có mặt của Tập đoàn Siam Gas (gồm Công ty TNHH Citygas, Công ty TNHH Citygas Miền Bắc và Công ty TNHH Super Gas) với thương hiệu Siam Gas.

    Với sự ra mắt nhãn hàng, Tập đoàn Siam Gas còn cam kết sẽ đảm bảo cung ứng khoản 30.000 tấn/tháng với 100% nguồn LPG nhập khẩu.

    Trước thực trạng lẫn lộn giữa LPG thật và giả thì cuộc đua định vị thị trường của các "ông lớn", người tiêu dùng đang kỳ vọng phần nào được hưởng lợi.

    Theo: Doanh nhân Sài Gòn​
     

Chia sẻ trang này