“Thỏa thuận ngầm” giữa Hà Văn Thắm – Nguyễn Xuân Sơn cựu Chủ tịch HĐTV PVN

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 7/10/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Để huy động vốn cho Ngân hàng Oceanbank, giữa Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn đã đi đến một thỏa thuận, được gọi là “chi phí” dịch vụ khách hàng.

    Tài liệu điều tra vụ án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cho biết, hai bị can Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank và Nguyễn Xuân Sơn – Cựu TGĐ Oceanbank đã đưa ra một thỏa thuận về việc hưởng chênh lệch từ số tiền gửi vào ngân hàng từ nhóm khách hàng dầu khí.

    Cuối năm 2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký thỏa thuận với Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) để trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của ngân hàng.

    PVN cử ông Nguyễn Xuân Sơn làm thành viên HĐQT và Tổng giám đốc Oceanbank.

    Vài tháng sau đó, Hà Văn Thắm – Chủ tịch HĐQT và Nguyễn Xuân Sơn bàn bạc về việc huy động vốn cho Oceanbank.

    Ông Sơn chủ động đề nghị Hà Văn Thắm hai vấn đề: Một là, Oceanbank phải chi cho Sơn ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng với mức trên, dưới 1%/năm/tổng số tiền gửi để huy động vốn từ nhóm khách hàng dầu khí. Theo cựu TGĐ Nguyễn Xuân Sơn, đây là mức chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác.

    Hai là, Thắm giao cho Sơn được toàn quyền quyết định việc chi phí mà không cần phải trao đổi chi tiết để Sơn được chủ động giải quyết.

    Vì Oceanbank là ngân hàng mới được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn, có quy mô nhỏ, khó cạnh tranh trong việc huy động vốn nên Hà Văn Thắm chấp nhận đề nghị trên của Sơn để Oceanbank thu hút được nguồn tiền gửi của nhóm khách hàng dầu khí.

    Sau khi bàn bạc, Thắm và Sơn đi đến thống nhất sẽ “thu phí” của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ thông qua Công ty Cổ phần BSC Việt Nam.

    Về Công ty BSC, đây là công ty được thành lập từ năm 2008, gồm 5 thành viên. Thực chất đây là công ty của cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank, và ông ta nhờ người nhà đứng tên.

    Quay lại thỏa thuận giữa Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, sau khi thống nhất chủ trương “thu phí”, Nguyễn Văn Hoàn – Phó TGĐ Oceanbank được giao nhiệm vụ triển khai thu chênh lệch lãi bằng hình thức: Công ty BSC ký các hợp đồng dịch vụ với khách hàng thu phí. Về phần ông Nguyễn Xuân Sơn được biết giao cho Nguyễn Minh Thu – Phó TGĐ Oceanbank triển khai việc thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ bán ra.

    Theo đó, các khối kinh doanh và chi nhánh của Oceanbank phân công cán bộ đàm phán và thống nhất với khách hàng về mức lãi suất cho vay hoặc tỷ giá ngoại tệ bán ra rồi lập hợp đồng tín dụng với mức lãi suất cho vay hoặc tỷ giá ngoại tệ bán ra rồi lập hợp đồng tín dụng với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thỏa thuận hoặc hợp đồng mua bán ngoại tệ với giá bán thấp hơn tỷ giá thỏa thuận.

    [​IMG]
    Phần chênh lệch lãi suất và tỷ giá ngoại tệ bán ra được hợp thức để thu bằng hợp đồng dịch vụ với Công ty BSC.

    Thực tế, các khách hàng không có nhu cầu cung cấp dịch vụ và Công ty BSC cũng không cung cấp cho họ dịch vụ gì. Tuy nhiên họ vẫn phải ký hợp đồng để được vay vốn hoặc mua ngoại tệ và ngân hàng hợp thức được việc thu phí chênh lệch.

    Kết quả điều tra xác định từ ngày 22/5/2009 đến ngày 31/1/2012, Công ty BSC đã thu tổng số tiền hơn 70 tỷ đồng.

    Theo tài liệu tố tụng, số tiền “thu phí” được sử dụng chi cho Nguyễn Xuân Sơn. Việc chi có thể là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Những thời điểm Công ty BSC “thu phí” không đủ chi theo yêu cầu của cựu TGĐ Oceanbank, thì Hà Văn Thắm chỉ đạo thuộc cấp lấy tiền từ công ty “sân sau” cho Công ty BSC vay. Hoặc cựu Chủ tịch HĐQT bỏ tiền túi ra cho Công ty BSC vay. Cơ quan điều tra xác định, Công ty BSC đã chỉ trả cho Nguyễn Xuân Sơn số tiền gần 70 tỷ đồng.

    Theo lời khai của cựu TGĐ Oceanbank, khi về làm TGĐ, ông ta có đề nghị với Hà Văn Thắm việc ngân hàng phải chi lãi ngoài hợp đồng cho PVN để huy động vốn, nhưng không nêu tỷ lệ phần trăm phải chi mà chỉ nói mức chi sẽ thấp hơn nhiều so với thị trường.

    Sau đó, mỗi lần khi cần tiền, Sơn trao đổi trước với Thắm và nhờ một số người liên hệ nhận tiền giùm.

    Theo lời khai của bị can Sơn, ông ta nhờ người thân nhận về khoảng 200 tỷ, Sơn giữ lại 40% và số tiền này được đi gửi tiết kiệm.

    Ngoài ra, ông ta còn nhận số tiền hơn 21 tỷ đồng, nhưng cựu TGĐ Oceanbank khai không biết nguồn tiền đã nhận, chỉ biết Hà Văn Thắm phải chi theo thỏa thuận và thống nhất với Sơn. Sơn khai sử dụng tiền này cho việc đối nội, đối ngoại, nhưng không nhớ chi tiết cụ thể.

    Tài liệu tố tụng cũng cho hay, đến nay bị can Sơn không thừa nhận việc bàn bạc, thống nhất với Hà Văn Thắm về chủ trương thu phí và chỉ đạo thuộc cấp triển khai việc thu phí của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ.

    Tuy nhiên căn cứ vào kết quả điều tra các khoản tiền của Công ty BSC chi cho Nguyễn Xuân Sơn và lời khai của các bị can, người liên quan cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đủ căn cứ khẳng định, cựu TGĐ Nguyễn Xuân Sơn đã bàn bạc và thống nhất với Hà Văn Thắm chủ trương “thu phí” của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ thông qua Công ty BSC. Sau đó, bị can Sơn đã chỉ đạo Nguyễn Minh Thu – cựu TGĐ Oceanbank triển khai thực hiện thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ bán ra. Nguyễn Xuân Sơn là người hưởng lợi từ số tiền “thu phí” tổng cộng gần 70 tỷ đồng./.

    Việt Đức/VOV.VN​
     

Chia sẻ trang này