'18-25% sản lượng gas bị sang chiết lậu'

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn nới lỏng một số quy định thì các doanh nghiệp lớn, được đầu tư bài bản lại muốn giữ nguyên các quy định trong Nghị định 19/2016/NĐ-CP.
Ngày 29-9, tại TP.HCM, Dự án EU-MUTRAP phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị "Lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính ngành Công Thương".

Tại Hội nghị, ông Phan Tấn Bửu, đại diện Hiệp hội những nhà kinh doanh gas tại Quảng Nam - Đà Nẵng cho biết, theo Nghị định 19/2016/NĐ-CP, trạm chiết phải trực thuộc thương nhân đầu mối, theo đó phải đáp ứng điều kiện là 100.000 vỏ bình và 300 khối bồn chứa. Theo đó, hiện hầu hết các trạm chiết đều không đáp ứng điều kiện này.

Ngoài ra, quy định này cũng không phù hợp với một số vùng miền do các thị trường quy mô nhỏ thì số lượng vỏ và dung tích bồn chứa không cần thiết phải lớn như vậy. “Việc áp dụng Nghị định 19 sẽ khiến ngành kinh doanh gas rơi vào tay các công ty lớn, còn các doanh nghiệp nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ phá sản do có quá nhiều điều kiện khắt khe và ngặt nghèo”, ông Bửu cho biết.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas quy mô lớn lại tỏ ra rất ủng hộ các quy định trong Nghị định 19. Ông Nguyễn Minh Châu, Tổng giám đốc Công ty CP Dầu khí Epic (Nghệ An) lại cho rằng, hiện đang tồn tại quá nhiều trạm chiết gas. Điều này khiến tình trạng sang chiết gas lậu xảy ra tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý.

Tương tự, ông Hoàng Anh, đại diện Tổng công ty Gas Petrolimex cho rằng, gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi có đầu tư lớn, nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ cao, tính an toàn nghiêm ngặt, nên việc tổ chức kinh doanh phải bài bản và có tính hệ thống. Vì vậy ông Hoàng Anh đề nghị các quy định về vỏ bình, kho chứa, kênh phân phối nên được giữ nguyên như Nghị định 19 đã quy định.

Theo ông Hoàng Anh, hiện 18-25% sản lượng gas bị sang chiết lậu. Như vậy, với tổng sản lượng tiêu thụ gas khoảng 1,3 triệu tấn/năm, con số thiệt hại từ hoạt động sang chiết lậu là rất lớn. Ngành khí đã phải ký thỏa thuận với Bộ Công an để chống gian lận thương mại.

Trước các ý kiến như trên của doanh nghiệp kinh doanh gas, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, so với Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Nghị định 19 đã được nới lỏng nhiều, đặc biệt là các quy định về số lượng bình gas, dung tích bồn chứa…

img-5029_3243_1946_431.jpg

Ông Khánh khẳng định, Nghị định 19 không hướng đến gây khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như không gạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra khỏi ngành kinh doanh gas. Theo đó, Nghị định đã có quy định về thời gian chuyển tiếp để doanh nghiệp nào chưa đáp ứng đủ điều kiện có thể vươn lên đáp ứng.

“Nếu doanh nghiệp nhỏ chưa đáp ứng điều kiện để trở thành thương nhân nhập khẩu gas, chưa đủ điều kiện để thành thương nhân đầu mối kinh doanh gas trên nhiều tỉnh thì doanh nghiệp đó vẫn có thể trở thành đại lý để kinh doanh gas cho các tổng đại lý hoặc các thương nhân nhập khẩu kinh doanh gas. Tùy theo năng lực, doanh nghiệp thì có thể tham gia vào một vị trí nhất định trong chuỗi kinh doanh. Càng lên mức độ cao, doanh nghiệp càng phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn. khi không có kho, không đáp ứng đủ điều kiện mà lại kinh doanh gas trên nhiều tỉnh thì rất khó cho cơ quan quản lý trong việc kiểm soát” – ông Khánh cho biết.

Ngành Công Thương hiện đang quản lý 28 trên tổng số 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Bộ Công Thương hiện đang quản lý nhà nước và kiểm soát 447 thủ tục hành chính ở cả 4 cấp là cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Mục tiêu của Bộ Công Thương là từ nay đến cuối năm 2016 nâng số dịch vụ công trực tuyến của Bộ lên 77 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, chiếm 60% tổng số dịch vụ công trực tuyến hiện có của Bộ Công Thương.

Quỳnh Thoa - Congan.com.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top