Các doanh nghiệp kinh doanh khí đốt (gas) đang "như gà mắc tóc" khi vướng hàng loạt các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong ngành.
Ông Hà Thanh Tùng, đại diện Cty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đông Tùng, tỉnh Hà Giang; và đại diện cho nhóm các doanh nghiệp khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, phản ánh, Nghị định 19 của Chính phủ về kinh doanh khí và Thông tư 03 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 19 về kinh doanh khí đang buộc nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này “phải phá sản, giải thể, bán rẻ tài sản của mình”.
Thủ tục mâu thuẫn
Ông Tùng phản ánh, nếu thực hiện đúng quy định của Thông tư 03 thì nhiều doanh nghiệp không có cách gì để xin được giấy phép. Bởi vì, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 03 quy định: “Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí đốt hóa lỏng (LPG) vào chai phải có bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG”.
Tuy nhiên, Điều 8 Thông tư lại quy định : “Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG phải bổ sung các giấy tờ như quy định tại Khoản 4, Điều 7 củaThông tư này”, mà đó chính là bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai hoặc hợp đồng thuê nạp LPG vào chai.
“Chúng tôi hiểu rằng với hướng dẫn thủ tục kiểu như vậy, doanh nghiệp như chúng tôi không thể xin được giấy phép nào vì khi xin giấy phép làm thương nhân phân phối gas thì phải có giấy phép nạp gas, còn xin giấy phép nạp gas thì phải có giấy phép là thương nhân phân phối”, ông Tùng nói.
Ông cho biết thêm, Khoản 3, Điều 43, Nghị định 19 quy định thời hạn cấp một giấy phép là 30 ngày làm việc (tương đương 45 ngày gồm cả ngày nghỉ); vậy tính từ khi xin phép của bộ cho đến khi đại lý nhận được giấy phép để bán hàng phải qua ít nhất ba cấp giấy phép (gồm thương nhân phân phối, chiết nạp gas và đại lý) với tổng thời gian 135 ngày là quá dài. Trong khi đó, nghị định trước đó quy định thời gian cấp các giấy phép chỉ có 7 ngày.
Điều kiện kinh doanh không thực tế
Trong khi đó, Nghị định 19 lại đưa ra các điều kiện loại bỏ không ít doanh nghiệp kinh doanh gas.
Khoản 1, Điều 9, Nghị định 19 quy định điều kiện đối với thương nhân phân phối khí: “…có các bồn chứa với tổng sức chứa tối thiểu 300m3…”; và Điểm a, Khoản 2 quy định thêm: “… Có số lượng bình LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2,62 triệu lít (tương đương 100.000 vỏ bình gas loại 12kg)”.
Ông Tùng cho biết, Bộ Công Thương giải thích rằng, tính trung bình một bình gas 12kg có vòng quay 4 tháng/lần (3 vòng/năm), lượng tiêu thụ của một thương nhân phân phối LPG là 100.000 bình × 3 vòng × 12kg/1.000kg = 3.600 tấn/năm = 300 tấn/tháng. Do vậy, quy định 300m3 sẽ đáp ứng đủ yêu cầu dự trữ tối thiểu 15 ngày đối với hoạt động cung cấp LPG cho 100.000 bình LPG phù hợp với vùng sâu, vùng xa…
Tuy nhiên, quy định này theo ông Tùng là chưa phù hợp. Theo tính toán của ông, dân số một tỉnh miền núi dao động quanh mức 450.000 – 750.000 ngàn người, bình quân lượng gas tiêu thụ khoảng 150 – 250 tấn/tháng tùy điều kiện kinh tế xã hội của mỗi tỉnh. Với mức sản lượng như vậy thì thị phần của các hãng lớn như Petrolimex, Petrovietnam chiếm từ 35 – 45% vì các hãng này có mặt trên thị trường từ rất sớm, lượng còn lại 65 – 55% là của các trạm chiết tại địa phương và của các công ty gas của một số tỉnh khác.
Như vậy bình quân sản lượng trạm chiết của các tỉnh miền núi chỉ đạt từ 80 – 150 tấn/tháng. Theo cách tính mà Bộ Công thương đưa ra thì mỗi tỉnh vùng sâu, vùng xa phải tiêu thụ khoảng 300 tấn/tháng. Do vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư thừa khả năng tiêu thụ của thị trường, hơn một nửa giá trị thật của nhu cầu.
Hệ quả là các trạm chiết quy mô nhỏ và vừa sẽ phải vay bổ sung một lượng vốn khoản 25 tỉ đồng để mua thêm khoảng 50.000 – 55.000 vỏ bình, đầu tư thêm bồn tồn trữ và kho chứa vỏ bình khi chưa có người mua để đảm bảo điều kiện quy định của Nghị định là 100.000 vỏ bình LPG và 300m3. Khi đó chi phí về vốn, khấu hao, về quản lý sẽ đẩy giá thành lên cao, hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông cho rằng, việc áp đặt con số bắt buộc cho tất cả các trạm chiết mà không tính đến yếu tố dân số, vùng miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn so với vùng có điều kiện thuận lợi là không phù hợp.
“Tại sao các tỉnh miền núi, hải đảo dân số ít, thu nhập thấp mà bắt buộc phải đầu tư số lượng vỏ bằng với các tỉnh có dân số lớn? Tại sao quy định phải đầu tư nhiều như vậy? Đầu tư nhiều như vậy có đúng quy luật thị trường không? Sản xuất vỏ bình xong chúng tôi mang đi đâu khi mà người mua không có?” ông đặt vấn đề.
Ông đặt câu hỏi: “Những doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện khi hết thời gian chuyển tiếp thì sẽ hoạt động như thế nào? Hay là họ buộc phải phá sản, giải thể, bán rẻ tài sản của mình? Giải quyết chính sách đối với người lao động, các khoản nợ ngân hàng như thế nào? Thiệt hại đối với các doanh nghiệp ai phải chịu trách nhiệm?”.
Ông Hà Thanh Tùng, đại diện Cty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đông Tùng, tỉnh Hà Giang; và đại diện cho nhóm các doanh nghiệp khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, phản ánh, Nghị định 19 của Chính phủ về kinh doanh khí và Thông tư 03 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 19 về kinh doanh khí đang buộc nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này “phải phá sản, giải thể, bán rẻ tài sản của mình”.
Thủ tục mâu thuẫn
Ông Tùng phản ánh, nếu thực hiện đúng quy định của Thông tư 03 thì nhiều doanh nghiệp không có cách gì để xin được giấy phép. Bởi vì, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 03 quy định: “Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí đốt hóa lỏng (LPG) vào chai phải có bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG”.
Tuy nhiên, Điều 8 Thông tư lại quy định : “Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG phải bổ sung các giấy tờ như quy định tại Khoản 4, Điều 7 củaThông tư này”, mà đó chính là bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai hoặc hợp đồng thuê nạp LPG vào chai.
“Chúng tôi hiểu rằng với hướng dẫn thủ tục kiểu như vậy, doanh nghiệp như chúng tôi không thể xin được giấy phép nào vì khi xin giấy phép làm thương nhân phân phối gas thì phải có giấy phép nạp gas, còn xin giấy phép nạp gas thì phải có giấy phép là thương nhân phân phối”, ông Tùng nói.
Ông cho biết thêm, Khoản 3, Điều 43, Nghị định 19 quy định thời hạn cấp một giấy phép là 30 ngày làm việc (tương đương 45 ngày gồm cả ngày nghỉ); vậy tính từ khi xin phép của bộ cho đến khi đại lý nhận được giấy phép để bán hàng phải qua ít nhất ba cấp giấy phép (gồm thương nhân phân phối, chiết nạp gas và đại lý) với tổng thời gian 135 ngày là quá dài. Trong khi đó, nghị định trước đó quy định thời gian cấp các giấy phép chỉ có 7 ngày.
Điều kiện kinh doanh không thực tế
Trong khi đó, Nghị định 19 lại đưa ra các điều kiện loại bỏ không ít doanh nghiệp kinh doanh gas.
Khoản 1, Điều 9, Nghị định 19 quy định điều kiện đối với thương nhân phân phối khí: “…có các bồn chứa với tổng sức chứa tối thiểu 300m3…”; và Điểm a, Khoản 2 quy định thêm: “… Có số lượng bình LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 2,62 triệu lít (tương đương 100.000 vỏ bình gas loại 12kg)”.
Ông Tùng cho biết, Bộ Công Thương giải thích rằng, tính trung bình một bình gas 12kg có vòng quay 4 tháng/lần (3 vòng/năm), lượng tiêu thụ của một thương nhân phân phối LPG là 100.000 bình × 3 vòng × 12kg/1.000kg = 3.600 tấn/năm = 300 tấn/tháng. Do vậy, quy định 300m3 sẽ đáp ứng đủ yêu cầu dự trữ tối thiểu 15 ngày đối với hoạt động cung cấp LPG cho 100.000 bình LPG phù hợp với vùng sâu, vùng xa…
Tuy nhiên, quy định này theo ông Tùng là chưa phù hợp. Theo tính toán của ông, dân số một tỉnh miền núi dao động quanh mức 450.000 – 750.000 ngàn người, bình quân lượng gas tiêu thụ khoảng 150 – 250 tấn/tháng tùy điều kiện kinh tế xã hội của mỗi tỉnh. Với mức sản lượng như vậy thì thị phần của các hãng lớn như Petrolimex, Petrovietnam chiếm từ 35 – 45% vì các hãng này có mặt trên thị trường từ rất sớm, lượng còn lại 65 – 55% là của các trạm chiết tại địa phương và của các công ty gas của một số tỉnh khác.
Như vậy bình quân sản lượng trạm chiết của các tỉnh miền núi chỉ đạt từ 80 – 150 tấn/tháng. Theo cách tính mà Bộ Công thương đưa ra thì mỗi tỉnh vùng sâu, vùng xa phải tiêu thụ khoảng 300 tấn/tháng. Do vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư thừa khả năng tiêu thụ của thị trường, hơn một nửa giá trị thật của nhu cầu.
Hệ quả là các trạm chiết quy mô nhỏ và vừa sẽ phải vay bổ sung một lượng vốn khoản 25 tỉ đồng để mua thêm khoảng 50.000 – 55.000 vỏ bình, đầu tư thêm bồn tồn trữ và kho chứa vỏ bình khi chưa có người mua để đảm bảo điều kiện quy định của Nghị định là 100.000 vỏ bình LPG và 300m3. Khi đó chi phí về vốn, khấu hao, về quản lý sẽ đẩy giá thành lên cao, hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông cho rằng, việc áp đặt con số bắt buộc cho tất cả các trạm chiết mà không tính đến yếu tố dân số, vùng miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn so với vùng có điều kiện thuận lợi là không phù hợp.
Ông đặt câu hỏi: “Những doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện khi hết thời gian chuyển tiếp thì sẽ hoạt động như thế nào? Hay là họ buộc phải phá sản, giải thể, bán rẻ tài sản của mình? Giải quyết chính sách đối với người lao động, các khoản nợ ngân hàng như thế nào? Thiệt hại đối với các doanh nghiệp ai phải chịu trách nhiệm?”.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads