Bộ Tài chính tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền, nhưng tính thêm lượng xăng dầu sản xuất trong nước mà cụ thể là của Nhà máy Dung Quất với thuế suất 0%. Người tiêu dùng có thể được hưởng lợi khi giá mua xăng "bớt được phần nào".
Thông thường, khi công bố mức giá cơ sở áp dụng trong tháng đầu tiên của quý, Bộ Tài chính sẽ đồng thời công bố thuế nhập khẩu bình quân gia quyền. Tuy nhiên, phải tới gần đây, tỷ lệ trên mới được công bố, trễ 1 tháng so với thông thường.
Bất thường trong kỳ điều hành vừa qua là vấn đề được đặt ra với đại diện Bộ Tài chính trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 10 hôm nay.
Cụ thể, phải tới ngày 20/10/2017, Bộ Tài chính mới có công văn về thuế nhập khẩu bình quân áp dụng vào quý IV với tỷ lệ được xác định là 8,56%. Trước đó, mức thuế áp dụng cho mặt hàng xăng quý I/2017 còn 10,56%, quý II chỉ là 10,21% và tiếp tục giảm trong quý III xuống còn 9,31%.
Giải thích về vấn đề này Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết đã có thay đổi trong kỳ điều hành vừa qua. Bộ Tài chính tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền, nhưng tính thêm lượng xăng dầu sản xuất trong nước mà cụ thể là của Nhà máy Dung Quất với thuế suất 0%.
Trước đây, để tính giá cơ sở, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền được tính theo thuế nhập khẩu bình quân theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN). Nhưng có một vấn đề được chỉ ra. Khi Việt Nam tham gia hội nhập, trong các biểu thuế đặc biệt ưu đãi, có thuế xuất nhập khẩu với xăng dầu thấp hơn. Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu đối với xăng dầu từ Hàn Quốc là 10%, ASEAN là 20%, MFN là 20%, một số nước khác thì theo lộ trình giảm dần, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết.
Thuế nhập khẩu giảm sẽ hạ giá cơ sở qua đó tác động đến giá bán lẻ nhờ đó giúp xăng dầu nhập khẩu "cạnh tranh" hơn so với xăng dầu sản suất trong nước. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay, chỉ mới có một Nhà máy chế biến xăng dầu đi vào hoạt động là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Xăng dầu từ Dung Quất hiện đã chiếm gần 40% thị phần xăng dầu, cụ thể trong quý này là 47%.
Với cách tính mới, DN nhập khẩu xăng dầu sẽ phải chịu thiệt khi mức giá cơ sở cho giá bán lẻ được liên bộ Công Thương - Tài chính tính dựa trên thuế nhập khẩu thấp (bằng bình quân dựa trên thuế nhập khẩu qua các quốc gia và mức 0% đối với xăng dầu do Việt Nam tự chế biến).
Nhưng khi áp dụng mức thuế bình quân thấp hơn, giá bán lẻ xăng dầu thấp hơn thì người tiêu dùng bớt được gánh nặng trong chi tiêu sinh hoạt.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý công thức tính giá cơ sở tính theo thuế nhập khẩu bình quân gia quyền để bảo đảm cân bằng lợi ích của người tiêu dùng, DN.
Thứ trưởng cũng chỉ ra có một số ý kiến cho rằng mức thuế bình quân gia quyền là 8,56%, thấp hơn mức thấp nhất nhập khẩu từ Hàn Quốc có thể dẫn đến nguy cơ đứt nguồn cung. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục theo dõi, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong vấn đề này. Trong trường hợp có ảnh hưởng tới dự trữ xăng dầu, có thể tác động tới nguồn cung,
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Thông thường, khi công bố mức giá cơ sở áp dụng trong tháng đầu tiên của quý, Bộ Tài chính sẽ đồng thời công bố thuế nhập khẩu bình quân gia quyền. Tuy nhiên, phải tới gần đây, tỷ lệ trên mới được công bố, trễ 1 tháng so với thông thường.
Bất thường trong kỳ điều hành vừa qua là vấn đề được đặt ra với đại diện Bộ Tài chính trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 10 hôm nay.
Cụ thể, phải tới ngày 20/10/2017, Bộ Tài chính mới có công văn về thuế nhập khẩu bình quân áp dụng vào quý IV với tỷ lệ được xác định là 8,56%. Trước đó, mức thuế áp dụng cho mặt hàng xăng quý I/2017 còn 10,56%, quý II chỉ là 10,21% và tiếp tục giảm trong quý III xuống còn 9,31%.
Giải thích về vấn đề này Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết đã có thay đổi trong kỳ điều hành vừa qua. Bộ Tài chính tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền, nhưng tính thêm lượng xăng dầu sản xuất trong nước mà cụ thể là của Nhà máy Dung Quất với thuế suất 0%.
Thuế nhập khẩu giảm sẽ hạ giá cơ sở qua đó tác động đến giá bán lẻ nhờ đó giúp xăng dầu nhập khẩu "cạnh tranh" hơn so với xăng dầu sản suất trong nước. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay, chỉ mới có một Nhà máy chế biến xăng dầu đi vào hoạt động là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Xăng dầu từ Dung Quất hiện đã chiếm gần 40% thị phần xăng dầu, cụ thể trong quý này là 47%.
Với cách tính mới, DN nhập khẩu xăng dầu sẽ phải chịu thiệt khi mức giá cơ sở cho giá bán lẻ được liên bộ Công Thương - Tài chính tính dựa trên thuế nhập khẩu thấp (bằng bình quân dựa trên thuế nhập khẩu qua các quốc gia và mức 0% đối với xăng dầu do Việt Nam tự chế biến).
Nhưng khi áp dụng mức thuế bình quân thấp hơn, giá bán lẻ xăng dầu thấp hơn thì người tiêu dùng bớt được gánh nặng trong chi tiêu sinh hoạt.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý công thức tính giá cơ sở tính theo thuế nhập khẩu bình quân gia quyền để bảo đảm cân bằng lợi ích của người tiêu dùng, DN.
Thứ trưởng cũng chỉ ra có một số ý kiến cho rằng mức thuế bình quân gia quyền là 8,56%, thấp hơn mức thấp nhất nhập khẩu từ Hàn Quốc có thể dẫn đến nguy cơ đứt nguồn cung. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục theo dõi, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong vấn đề này. Trong trường hợp có ảnh hưởng tới dự trữ xăng dầu, có thể tác động tới nguồn cung,
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
NDH.vn
Relate Threads