Cùng với máy biến áp chính của tổ máy số 1, việc lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 2 là những mốc quan trọng, khởi đầu cho việc lắp đặt các thiết bị siêu trường, siêu trọng của dự án.
Ngày 27/10, Ban Quản lý dự án (QLDA) Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 đã cùng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) phối hợp với Tập đoàn Doosan và Tập đoàn Hyundai tiến hành lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 2 – Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1.
Máy biến áp chính của tổ máy số 2, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ảnh: PVN
Máy biến áp chính tổ máy số 2 là máy biến áp nâng cấp điện áp 22 kV từ đầu cực của máy phát điện lên cấp điện áp 500 kV truyền tải điện ra sân phân phối 500 kV của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1.
Trước đó, ngày 14/7/2017, Ban QLDA Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 đã lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 1. Gói thầu máy biến áp chính của tổ máy số 1 và tổ máy số 2 do hãng Hyundai Hàn Quốc sản xuất, cấp điện áp 525/22 kV, công suất 730 MVA.
Tổng trọng lượng sau khi hoàn thành của mỗi máy biến áp chính nặng 560 tấn; trong đó, thân máy chính 335 tấn (đang đặt trên bệ) và 128 tấn dầu, phụ kiện khoảng 97 tấn. Tổng kích thước sau khi hoàn thành lắp đặt là 24 m chiều dài, 11,387 m chiều cao, 8,950 m chiều rộng.
Cùng với máy biến áp chính của tổ máy số 1, việc lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 2 là những mốc quan trọng, khởi đầu cho việc lắp đặt các thiết bị siêu trường, siêu trọng của dự án.
PVN cho biết, ngày mai 28/10, việc cân chỉnh, lắp bánh xe đặt máy vào vị trí trên móng sẽ hoàn thành.
Lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 2 Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ảnh: PVN
Dự án trọng điểm Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy. Dự án được xây dựng trên diện tích 115,2 ha do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm Chủ đầu tư; trong đó, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm Tổng thầu EPC. Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) là nhà thầu cung cấp thiết bị chính. Tổng mức đầu tư khoảng 43.043 tỷ đồng. Nguồn vốn của dự án là 30% vốn chủ sỡ hữu; 70% vốn vay theo hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (ECA) và vay thương mại khác.
Khi đi vào hoạt động và phát điện thương mại vào năm 2020, Nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng./.
Ngày 27/10, Ban Quản lý dự án (QLDA) Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 đã cùng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) phối hợp với Tập đoàn Doosan và Tập đoàn Hyundai tiến hành lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 2 – Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1.
Máy biến áp chính của tổ máy số 2, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ảnh: PVN
Trước đó, ngày 14/7/2017, Ban QLDA Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 đã lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 1. Gói thầu máy biến áp chính của tổ máy số 1 và tổ máy số 2 do hãng Hyundai Hàn Quốc sản xuất, cấp điện áp 525/22 kV, công suất 730 MVA.
Tổng trọng lượng sau khi hoàn thành của mỗi máy biến áp chính nặng 560 tấn; trong đó, thân máy chính 335 tấn (đang đặt trên bệ) và 128 tấn dầu, phụ kiện khoảng 97 tấn. Tổng kích thước sau khi hoàn thành lắp đặt là 24 m chiều dài, 11,387 m chiều cao, 8,950 m chiều rộng.
Cùng với máy biến áp chính của tổ máy số 1, việc lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 2 là những mốc quan trọng, khởi đầu cho việc lắp đặt các thiết bị siêu trường, siêu trọng của dự án.
PVN cho biết, ngày mai 28/10, việc cân chỉnh, lắp bánh xe đặt máy vào vị trí trên móng sẽ hoàn thành.
Lắp đặt máy biến áp chính của tổ máy số 2 Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Ảnh: PVN
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm Tổng thầu EPC. Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) là nhà thầu cung cấp thiết bị chính. Tổng mức đầu tư khoảng 43.043 tỷ đồng. Nguồn vốn của dự án là 30% vốn chủ sỡ hữu; 70% vốn vay theo hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (ECA) và vay thương mại khác.
Khi đi vào hoạt động và phát điện thương mại vào năm 2020, Nhà máy sẽ cung cấp vào lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kWh/năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng./.
Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Relate Threads