PVN kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bên góp vốn nước ngoài đàm phán lại các điều kiện ưu đãi, quy chế quản trị công ty tại dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm "đảm bảo công bằng, bình đẳng cho PVN". Đặc biệt, PVN đã tính đến việc xem xét đàm phán và sửa đổi Hợp đồng liên doanh để tập đoàn thoái một phần hoặc toàn bộ vốn tại liên hợp này nhằm bảo toàn vốn Nhà nước.
PVN muốn 'đàm phán lại các điều kiện ưu đãi' tại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đưa ra nhiều kiến nghị nhằm gỡ vướng để doanh nghiệp này hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch năm 2020 và những năm tiếp theo.
Cụ thể, PVN mong Chính phủ sớm xem xét, phê duyệt Quy chế quản lý tài chính Công ty mẹ - PVN.
Đối với chuỗi dự án Lô B, PVN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy Ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và EVN) phối hợp hoàn tất Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III để trình Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2019.
Đồng thời cho phép Nhà máy nhiệt điện Môn II (sử dụng khí Lô B) được áp dụng cơ chế tương tự như các Nhà máy điện Môn I, III và IV, bao gồm cả việc không tham gia thị trường điện.
Đối với chuỗi dự án Cá Voi Xanh, PVN đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Nhà máy điện Miền Trung I & II.
Đặc biệt, PVN mong được hỗ trợ sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến chuỗi dự án Cá Voi Xanh để bổ sung phần đường ống dẫn khí, cũng như nhận được hỗ trợ khi cần thiết đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục, quy trình giao nhận, thuê đất và giải phóng mặt bằng cho phần dự án thượng nguồn ở trên bờ, đặc biệt là phần đất cho lắp đặt tuyển ống dẫn khí và hành lang tuyến ống chạy qua khu vực sân bay Chu Lai do Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Với dự án Nhenhexky (Liên bang Nga), PVN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm có ý kiến về bộ Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh (GCNĐTCNN), làm cơ sở để Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương ra nước ngoài.
Đối với dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, PVN mong muốn Chính phủ xem xét, chấp thuận duy trì thuế suất 0% cho các loại dầu thô nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Cùng với đó, cho phép BSR được miễn tiền thuê mặt biển do Nhà máy lọc dầu Dung Quất là dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng với dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), PVN gửi lên Chính phủ một loạt kiến nghị.
Thứ nhất, thông qua kênh ngoại giao đề nghị Chính phủ, Quốc hội các bên (Kuwait, Nhật Bản) yêu cầu các bên góp vốn nước ngoài (Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait - KPI, Công ty Idemitsu Kosan - IKC) thực hiện đầy đủ trách nhiệm cam kết đối với dự án và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành và nội bộ trong hoạt động điều hành công ty NSRP trên nguyên tắc bảo đảm sự công bằng, minh bạch, đặc biệt là các yêu cầu về trách nhiệm vận hành nhà máy của IKC, bảo đảm nhà máy hoạt động an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các cổ đông hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về tài chính của NSRP như ưu đãi giá bán dầu thô, giảm chi phí đối với bao tiêu sản phẩm hóa dầu.
Đáng chú ý, PVN kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bên góp vốn nước ngoài đàm phán lại các điều kiện ưu đãi, quy chế quản trị công ty nhằm "đảm bảo công bằng, bình đẳng cho PVN".
PVN cũng kiến nghị Chính phủ có chỉ đạo cụ thể về việc bảo toàn vốn của PVN theo quy định Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014, kể cả tính đến việc xem xét phương án đàm phán và sửa đổi Hợp đồng liên doanh để PVN thoái một phần hoặc toàn bộ vốn tại NSRP.
Theo một báo cáo của PVN, năm 2018, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn lỗ kế hoạch 1.379 tỷ đồng, doanh thu đạt 29.323 tỷ đồng, đạt 18% kế hoạch năm.
PVN cho biết đang gặp khó trong việc bù thuế do bao tiêu sản phẩm dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Cụ thể, thuế nhập khẩu dầu từ ASEAN hiện nay (0%) đã thấp hơn giá trị ưu đãi cho Lọc dầu Nghi Sơn.
Trong khi đó, theo thỏa thuận giữa Chính phủ (do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư), dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen... ).
Đặc biệt, theo thỏa thuận với liên danh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.
Theo PVN, hiện tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc bù thuế do bao tiêu sản phẩm của dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Lý do là chưa được cấp có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết trong việc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của PVN đối với các khoản thanh toán chi phí bù thuế nhập khẩu.
PVN muốn 'đàm phán lại các điều kiện ưu đãi' tại dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đưa ra nhiều kiến nghị nhằm gỡ vướng để doanh nghiệp này hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch năm 2020 và những năm tiếp theo.
Cụ thể, PVN mong Chính phủ sớm xem xét, phê duyệt Quy chế quản lý tài chính Công ty mẹ - PVN.
Đối với chuỗi dự án Lô B, PVN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy Ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và EVN) phối hợp hoàn tất Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III để trình Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2019.
Đồng thời cho phép Nhà máy nhiệt điện Môn II (sử dụng khí Lô B) được áp dụng cơ chế tương tự như các Nhà máy điện Môn I, III và IV, bao gồm cả việc không tham gia thị trường điện.
Đối với chuỗi dự án Cá Voi Xanh, PVN đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Nhà máy điện Miền Trung I & II.
Đặc biệt, PVN mong được hỗ trợ sửa đổi Giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến chuỗi dự án Cá Voi Xanh để bổ sung phần đường ống dẫn khí, cũng như nhận được hỗ trợ khi cần thiết đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục, quy trình giao nhận, thuê đất và giải phóng mặt bằng cho phần dự án thượng nguồn ở trên bờ, đặc biệt là phần đất cho lắp đặt tuyển ống dẫn khí và hành lang tuyến ống chạy qua khu vực sân bay Chu Lai do Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải quản lý.
Với dự án Nhenhexky (Liên bang Nga), PVN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm có ý kiến về bộ Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh (GCNĐTCNN), làm cơ sở để Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương ra nước ngoài.
Đối với dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, PVN mong muốn Chính phủ xem xét, chấp thuận duy trì thuế suất 0% cho các loại dầu thô nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Cùng với đó, cho phép BSR được miễn tiền thuê mặt biển do Nhà máy lọc dầu Dung Quất là dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng với dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), PVN gửi lên Chính phủ một loạt kiến nghị.
Thứ nhất, thông qua kênh ngoại giao đề nghị Chính phủ, Quốc hội các bên (Kuwait, Nhật Bản) yêu cầu các bên góp vốn nước ngoài (Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait - KPI, Công ty Idemitsu Kosan - IKC) thực hiện đầy đủ trách nhiệm cam kết đối với dự án và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành và nội bộ trong hoạt động điều hành công ty NSRP trên nguyên tắc bảo đảm sự công bằng, minh bạch, đặc biệt là các yêu cầu về trách nhiệm vận hành nhà máy của IKC, bảo đảm nhà máy hoạt động an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các cổ đông hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về tài chính của NSRP như ưu đãi giá bán dầu thô, giảm chi phí đối với bao tiêu sản phẩm hóa dầu.
Đáng chú ý, PVN kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bên góp vốn nước ngoài đàm phán lại các điều kiện ưu đãi, quy chế quản trị công ty nhằm "đảm bảo công bằng, bình đẳng cho PVN".
PVN cũng kiến nghị Chính phủ có chỉ đạo cụ thể về việc bảo toàn vốn của PVN theo quy định Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014, kể cả tính đến việc xem xét phương án đàm phán và sửa đổi Hợp đồng liên doanh để PVN thoái một phần hoặc toàn bộ vốn tại NSRP.
Theo một báo cáo của PVN, năm 2018, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn lỗ kế hoạch 1.379 tỷ đồng, doanh thu đạt 29.323 tỷ đồng, đạt 18% kế hoạch năm.
PVN cho biết đang gặp khó trong việc bù thuế do bao tiêu sản phẩm dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Cụ thể, thuế nhập khẩu dầu từ ASEAN hiện nay (0%) đã thấp hơn giá trị ưu đãi cho Lọc dầu Nghi Sơn.
Trong khi đó, theo thỏa thuận giữa Chính phủ (do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư), dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen... ).
Đặc biệt, theo thỏa thuận với liên danh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.
Theo PVN, hiện tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc bù thuế do bao tiêu sản phẩm của dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Lý do là chưa được cấp có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết trong việc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của PVN đối với các khoản thanh toán chi phí bù thuế nhập khẩu.
Thanh Long
https://vietnamfinance.vn
https://vietnamfinance.vn
Relate Threads