Không chỉ giữ vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp năng lượng điện ở Việt Nam, Siemens còn khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam có thể trông cậy vào Siemens trên con đường cách mạng công nghiệp 4.0.
Hình thành năm 1847, từ một công ty cơ khí nhỏ của Đức chỉ có 10 người, ngày nay, Siemens là tập đoàn công nghệ cơ khí hàng đầu thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Siemens có trụ sở tại Berlin, Munich (Đức), hoạt động tập trung vào các lĩnh vực điện khí hóa, tự động hóa và số hóa, là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về công nghệ sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả.
Dẫn đầu trong lĩnh vực nhà máy điện
Siemens chính thức hiện diện tại Việt Nam vào năm 1993, nhưng đã cung cấp và lắp đặt 2 tua-bin hơi công nghiệp cho Nhà máy giấy Bãi Bằng năm 1979. Trong nhiều thập niên qua, Siemens đã “hiện diện” tại nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam như điện khí, quản lý điện năng, cơ khí, y tế, hệ thống vận chuyển, công nghệ tòa nhà,…
Năm 2005, Tập đoàn thành lập Nhà máy tự động hóa Siemens tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất hệ thống thanh cái dẫn điện cho truyền tải và phân phối điện. Tập đoàn cũng sản xuất, cung cấp các máy móc thiết bị y tế cho các bệnh viện lớn ở Việt Nam.
Trong năm tài khóa 2016 kết thúc vào 30/09/2016, Siemens đạt doanh thu 79,6 tỷ euro và lãi ròng 5,6 tỷ euro. Cuối tháng 9/2016, công ty có khoảng 351.000 nhân viên làm việc khắp nơi trên thế giới.
Năm tài chính 2016, Siemens Việt Nam cũng gặt hái được những thành công lớn ở thị trường Việt Nam. Số đơn hàng năm 2016 của Siemens Việt Nam đã tăng gần 60% so với 2015, doanh thu tăng 17%.
Các dự án tiêu biểu Siemens Việt Nam đã thực hiện thành công năm 2016 ở Việt Nam có thể kể đến như: Hợp đồng bảo trì dài hạn Nhà máy điện Phú Mỹ 3; cung cấp sản phẩm cho trạm điện 500 KV thuộc Nhà máy điện Vĩnh Tân; cung cấp toàn bộ hệ thống phân phối điện năng cho Tòa nhà Đức ở TP. HCM; cung cấp gói giải pháp toàn diện về quản lý điện năng cho Bệnh viện Quân y 108; ra mắt dòng sản phẩm mới với 7 thiết bị điều khiển S7-15000; ET2 200 SP và cổng TIA tại Masan Phú Quốc; cung cấp toàn bộ thiết bị y tế cho dự án Bệnh viện xanh Pôn Hà Nội với các thiết bị máy móc hiện đại…
Trong tháng 6/2015, Siemens đã giành được đơn hàng lớn nhất từ trước tới nay cho việc mở rộng nguồn cấp điện cho Ai Cập. Cùng với các đối tác địa phương tại Ai Cập như Công ty Điện Elsewedy và Công ty Xây dựng Orascom, Siemens xây dựng 3 nhà máy điện chu trình hỗn hợp chạy bằng khí dưới hình thức chìa khóa trao tay, với mỗi nhà máy điện đạt công suất 4,8GW. Ba nhà máy điện Beni Suef, Burullus và New Capital sẽ sử dụng 24 tuabin khí Siemens thế hệ H, được chọn bởi công suất và hiệu suất cao. Phạm vi cung cấp cũng bao gồm 12 tuabin hơi, 36 máy phát điện, 24 lò thu hồi nhiệt và 3 hệ thống thiết bị đóng cắt hợp bộ kín 500kV GIS.
Như một phần của siêu dự án này, Siemens cũng cung cấp 12 trang trại điện gió với 600 tuabin gió tại Vịnh Suez và ở bờ Tây sông Nile, đạt tổng công suất 2 gigawatts (GW). Công ty sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất cánh quạt tại vùng Ain Soukhna của Ai Cập nhờ vậy sẽ tạo ra cơ hội đào tạo và việc làm cho khoảng 1.000 người.
Siêu dự án Ai Cập – có tổng giá trị 8 tỷ euro, là đơn hàng lớn chưa từng thấy trong lịch sử của Siemens – có hơn 20.000 công nhân làm việc trên công trường xây dựng trong quá trình triển khai.
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ chuyến thăm dự án của đoàn nhà báo quốc tế, ông Thierry Toupin, Tổng Giám đốc Siemen cho biết mô hình này có thể nhân rộng ở các nước, trong đó có Việt Nam.
Ông Emad Ghaly, Tổng Giám đốc Công ty Siemens Ai Cập cũng tiết lộ các công nghệ áp dụng tại siêu dự án ở Ai Cập có thể được áp dụng tại Việt Nam, cụ thể là công nghệ tuabin khí thế hệ H với cấu hình chu trình kết hợp. Công nghệ này giúp sản xuất được điện năng với hiệu suất cao, lên đến hơn 60% và hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu điện năng của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện nay, Siemens đã cung cấp gói thiết bị chính theo hình thức chìa khóa trao tay cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 của Việt Nam, bao gồm hai tuabin khí SGT5-4000F, hai lò thu hồi nhiệt, một tuabin hơi SST5-5000, ba máy phát điện làm mát bằng không khí SGen-1000A, và các thiết bị điện, hệ thống điều khiển và đo lường (SPPA-T3000) cũng như các hệ thống phụ trợ liên quan khác. Siemens cũng được tín nhiệm cung cấp các dịch vụ bảo trì dài hạn cho các thiết bị chính của nhà máy.
Sau dự án Phú Mỹ 2-1 mở rộng, Phú Mỹ 3, Cà Mau 1 và 2, đây là nhà máy điện chu trình kết hợp thứ năm mà Siemens đã thực hiện thành công. Điều này khẳng định vị trí dẫn đầu của Siemens tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà máy điện.
Đường tới cách mạng 4.0
Đức được xem là quốc gia tiên phong trong việc khởi động công nghiệp 4.0. Với mục tiêu tạo ra những thay đổi căn bản trong tổ chức chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm và dịch vụ toàn cầu, năm 2011, tại Đức đã có các cuộc thảo luận đầu tiên về chủ đề “công nghiệp 4.0” và thuật ngữ “nhà máy số”.
Nhà máy điện tử Amberg Siemens (Đức) được xem là một trong những mẫu hình nhà máy số đầu tiên - nơi mà máy móc và máy tính đã xử lý tới 75% chuỗi giá trị sản phẩm, con người chỉ chịu trách nhiệm khâu phát triển sản phẩm và khởi động quá trình. Tiếp theo thành công này, Siemens đã phát triển mẫu hình nhà máy số thứ 2 - Nhà máy Điện tử Siemens Thành Đô (Trung Quốc). Đây là nhà máy số hoàn toàn đầu tiên ở nước ngoài do Siemens xây dựng.
Theo Tiến sỹ Phạm Thái Lai, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Siemens Việt Nam, với chiến lược doanh nghiệp số, Siemens đã cung cấp các giải pháp để giải quyết các yêu cầu cụ thể trong các ngành sản xuất và chế biến. Những giải pháp này sẽ kết hợp giữa việc lên kế hoạch với vận hành nhằm tạo ra một nền tảng quản lý nhà máy tích hợp bao quát toàn bộ vòng đời của một nhà máy công nghiệp. Ông Lai cũng khẳng định, các doanh nghiệp của Việt Nam không đơn độc trên con đường tiến tới cách mạng công nghiệp 4.0 và có thể trông cậy vào Siemens.
Hiện Siemens cũng là một trong các đối tác quốc tế của dự án sản xuất ô tô VINFAST do Tập đoàn Vingroup khởi công ngày 2/9/2017. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác về hệ thống quản lý và vận hành nhà máy hiện đại theo định hướng cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể, Siemens sẽ đồng hành cùng Vingroup trong việc xây dựng khối văn phòng nhà máy và trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Đối với nhà máy sản xuất ô tô, Siemens sẽ cùng Vingroup xây dựng mô hình nhà máy số hiện đại của VINFAST theo mô hình mà các nhà máy ô tô nổi tiếng trên thế giới như Mercedes, BMW, Maserati, Ford, Volkswagens... đã và đang áp dụng.
Ông Phạm Thái Lai - người đứng đầu Siemens Việt Nam đánh giá, việc hợp tác giữa Siemens và Vingroup sẽ giúp VINFAST đẩy nhanh tốc độ phát triển ô tô, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường với chất lượng cao.
Dẫn đầu trong lĩnh vực nhà máy điện
Siemens chính thức hiện diện tại Việt Nam vào năm 1993, nhưng đã cung cấp và lắp đặt 2 tua-bin hơi công nghiệp cho Nhà máy giấy Bãi Bằng năm 1979. Trong nhiều thập niên qua, Siemens đã “hiện diện” tại nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam như điện khí, quản lý điện năng, cơ khí, y tế, hệ thống vận chuyển, công nghệ tòa nhà,…
Năm 2005, Tập đoàn thành lập Nhà máy tự động hóa Siemens tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất hệ thống thanh cái dẫn điện cho truyền tải và phân phối điện. Tập đoàn cũng sản xuất, cung cấp các máy móc thiết bị y tế cho các bệnh viện lớn ở Việt Nam.
Trong năm tài khóa 2016 kết thúc vào 30/09/2016, Siemens đạt doanh thu 79,6 tỷ euro và lãi ròng 5,6 tỷ euro. Cuối tháng 9/2016, công ty có khoảng 351.000 nhân viên làm việc khắp nơi trên thế giới.
Năm tài chính 2016, Siemens Việt Nam cũng gặt hái được những thành công lớn ở thị trường Việt Nam. Số đơn hàng năm 2016 của Siemens Việt Nam đã tăng gần 60% so với 2015, doanh thu tăng 17%.
Các dự án tiêu biểu Siemens Việt Nam đã thực hiện thành công năm 2016 ở Việt Nam có thể kể đến như: Hợp đồng bảo trì dài hạn Nhà máy điện Phú Mỹ 3; cung cấp sản phẩm cho trạm điện 500 KV thuộc Nhà máy điện Vĩnh Tân; cung cấp toàn bộ hệ thống phân phối điện năng cho Tòa nhà Đức ở TP. HCM; cung cấp gói giải pháp toàn diện về quản lý điện năng cho Bệnh viện Quân y 108; ra mắt dòng sản phẩm mới với 7 thiết bị điều khiển S7-15000; ET2 200 SP và cổng TIA tại Masan Phú Quốc; cung cấp toàn bộ thiết bị y tế cho dự án Bệnh viện xanh Pôn Hà Nội với các thiết bị máy móc hiện đại…
Trong tháng 6/2015, Siemens đã giành được đơn hàng lớn nhất từ trước tới nay cho việc mở rộng nguồn cấp điện cho Ai Cập. Cùng với các đối tác địa phương tại Ai Cập như Công ty Điện Elsewedy và Công ty Xây dựng Orascom, Siemens xây dựng 3 nhà máy điện chu trình hỗn hợp chạy bằng khí dưới hình thức chìa khóa trao tay, với mỗi nhà máy điện đạt công suất 4,8GW. Ba nhà máy điện Beni Suef, Burullus và New Capital sẽ sử dụng 24 tuabin khí Siemens thế hệ H, được chọn bởi công suất và hiệu suất cao. Phạm vi cung cấp cũng bao gồm 12 tuabin hơi, 36 máy phát điện, 24 lò thu hồi nhiệt và 3 hệ thống thiết bị đóng cắt hợp bộ kín 500kV GIS.
Như một phần của siêu dự án này, Siemens cũng cung cấp 12 trang trại điện gió với 600 tuabin gió tại Vịnh Suez và ở bờ Tây sông Nile, đạt tổng công suất 2 gigawatts (GW). Công ty sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất cánh quạt tại vùng Ain Soukhna của Ai Cập nhờ vậy sẽ tạo ra cơ hội đào tạo và việc làm cho khoảng 1.000 người.
Siêu dự án Ai Cập – có tổng giá trị 8 tỷ euro, là đơn hàng lớn chưa từng thấy trong lịch sử của Siemens – có hơn 20.000 công nhân làm việc trên công trường xây dựng trong quá trình triển khai.
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ chuyến thăm dự án của đoàn nhà báo quốc tế, ông Thierry Toupin, Tổng Giám đốc Siemen cho biết mô hình này có thể nhân rộng ở các nước, trong đó có Việt Nam.
Ông Emad Ghaly, Tổng Giám đốc Công ty Siemens Ai Cập cũng tiết lộ các công nghệ áp dụng tại siêu dự án ở Ai Cập có thể được áp dụng tại Việt Nam, cụ thể là công nghệ tuabin khí thế hệ H với cấu hình chu trình kết hợp. Công nghệ này giúp sản xuất được điện năng với hiệu suất cao, lên đến hơn 60% và hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu điện năng của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện nay, Siemens đã cung cấp gói thiết bị chính theo hình thức chìa khóa trao tay cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 của Việt Nam, bao gồm hai tuabin khí SGT5-4000F, hai lò thu hồi nhiệt, một tuabin hơi SST5-5000, ba máy phát điện làm mát bằng không khí SGen-1000A, và các thiết bị điện, hệ thống điều khiển và đo lường (SPPA-T3000) cũng như các hệ thống phụ trợ liên quan khác. Siemens cũng được tín nhiệm cung cấp các dịch vụ bảo trì dài hạn cho các thiết bị chính của nhà máy.
Sau dự án Phú Mỹ 2-1 mở rộng, Phú Mỹ 3, Cà Mau 1 và 2, đây là nhà máy điện chu trình kết hợp thứ năm mà Siemens đã thực hiện thành công. Điều này khẳng định vị trí dẫn đầu của Siemens tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà máy điện.
Đường tới cách mạng 4.0
Đức được xem là quốc gia tiên phong trong việc khởi động công nghiệp 4.0. Với mục tiêu tạo ra những thay đổi căn bản trong tổ chức chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm và dịch vụ toàn cầu, năm 2011, tại Đức đã có các cuộc thảo luận đầu tiên về chủ đề “công nghiệp 4.0” và thuật ngữ “nhà máy số”.
Nhà máy điện tử Amberg Siemens (Đức) được xem là một trong những mẫu hình nhà máy số đầu tiên - nơi mà máy móc và máy tính đã xử lý tới 75% chuỗi giá trị sản phẩm, con người chỉ chịu trách nhiệm khâu phát triển sản phẩm và khởi động quá trình. Tiếp theo thành công này, Siemens đã phát triển mẫu hình nhà máy số thứ 2 - Nhà máy Điện tử Siemens Thành Đô (Trung Quốc). Đây là nhà máy số hoàn toàn đầu tiên ở nước ngoài do Siemens xây dựng.
Theo Tiến sỹ Phạm Thái Lai, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Siemens Việt Nam, với chiến lược doanh nghiệp số, Siemens đã cung cấp các giải pháp để giải quyết các yêu cầu cụ thể trong các ngành sản xuất và chế biến. Những giải pháp này sẽ kết hợp giữa việc lên kế hoạch với vận hành nhằm tạo ra một nền tảng quản lý nhà máy tích hợp bao quát toàn bộ vòng đời của một nhà máy công nghiệp. Ông Lai cũng khẳng định, các doanh nghiệp của Việt Nam không đơn độc trên con đường tiến tới cách mạng công nghiệp 4.0 và có thể trông cậy vào Siemens.
Hiện Siemens cũng là một trong các đối tác quốc tế của dự án sản xuất ô tô VINFAST do Tập đoàn Vingroup khởi công ngày 2/9/2017. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác về hệ thống quản lý và vận hành nhà máy hiện đại theo định hướng cách mạng công nghiệp 4.0. Cụ thể, Siemens sẽ đồng hành cùng Vingroup trong việc xây dựng khối văn phòng nhà máy và trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Đối với nhà máy sản xuất ô tô, Siemens sẽ cùng Vingroup xây dựng mô hình nhà máy số hiện đại của VINFAST theo mô hình mà các nhà máy ô tô nổi tiếng trên thế giới như Mercedes, BMW, Maserati, Ford, Volkswagens... đã và đang áp dụng.
Ông Phạm Thái Lai - người đứng đầu Siemens Việt Nam đánh giá, việc hợp tác giữa Siemens và Vingroup sẽ giúp VINFAST đẩy nhanh tốc độ phát triển ô tô, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường với chất lượng cao.
Nhà Đầu tư
Relate Threads