Tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn khiến cổ phiếu của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (MCK: PVD) liên tục sụt giảm trong thời gian qua.
Trong quý 1/2018, doanh thu thuần của PVD đạt 1.105,7 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ nhưng giá vốn lại lên tới 1.150 tỷ đồng nên PVD chịu lỗ gộp gần 45 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 7,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh trong kỳ của PVD vẫn ở mức cao, với chi phí lãi vay hơn 43 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp gần 170 tỷ đồng. Kết quả là PVD chịu lỗ hơn 239 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2018.
Theo giải trình từ phía công ty, trong kỳ công ty đã tăng số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động, nhưng do đơn giá thấp và chi phí cố định cao (lãi vay libor tăng hơn 1,5% so với cùng kỳ, khấu hao tăng trong khi giàn khoan hoạt động nhiều hơn) dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.
Ngoài ra, PVD tăng doanh thu hoạt động thương mại với biên lợi nhuận thấp, trong khi đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan trong quý 1 tiếp tục giảm sút do cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tại ĐHCĐ mới đây, ông Đỗ Văn Khạnh, Chủ tịch HĐQT PVD cho biết, năm 2018, PVD dự kiến doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, nhưng để có lợi nhuận trong thời điểm này thực sự khó khăn. Theo đó PVD đặt mục tiêu không lỗ trong năm 2018.
Nguyên nhân đến từ diễn biến giá dầu thế giới vẫn đang khá phức tạp, nhu cầu khai thác thăm dò trở nên khó dự báo, việc thừa cung cũng khiến PVD phải cạnh tranh khá gay gắt với các doanh nghiệp khác. Thực tế hơn 90% nhà thầu khoan trên thế giới không có lãi, 10% công ty đã phá sản hoặc bị mua lại.
Dự báo năm 2018, giá dầu Brent dự kiến dao động 55-60 USD/thùng, dù cải thiện, nhưng nhìn chung thị trường dầu khí trong nước vẫn chưa tốt, một số chương trình khoan bị tạm dừng.
Đồng thời, số lượng giàn khoan cung cấp vẫn vượt nhu cầu sử dụng, theo đó giá thuê dịch vụ sẽ tiếp tục ở mức thấp. PVD dự báo giá thuê trung bình 55.000-60.000 USD/ngày. Ở mức này, PVD vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, bao gồm cả chi phí khấu hao.
Bên cạnh đó, trong năm số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động trung bình dự kiến 2,5 giàn. Giàn khoan nước sâu TAD (PVD V) với mức giá cao 200.000 USD/ngày lại không có việc kể từ cuối năm 2016, hơn nữa đang chịu chi phí bảo trì bảo dưỡng. Dự kiến, giàn PVD V chỉ có thể đóng góp lợi nhuận cho Tổng Công ty trở lại kể từ năm 2019 nhờ vào dự án Cá Rồng Đỏ. Ông Khạnh cho biết, PVD đang nghiên cứu để chuyển đổi mục đích sử dụng đảm bảo có việc làm cho giàn.
Trong năm 2017, PVD có 4/6 giàn khoan làm việc ở nước ngoài, như Myanmar, Thái Lan, Malaysia, giàn khoan đất liền phục vụ cho nhà thầu Tây Ban Nha. Theo ban lãnh đạo PVD, thị trường nước ngoài sẽ là một trong những định hướng đẩy mạnh trong thời gian tới của Tổng công ty trong khi thị trường trong nước chưa có nhiều việc. Kết thúc năm 2017, PVD ghi nhận khoản lãi 182 tỷ đồng chủ yếu nhờ vào khoản hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển và công nghệ. Nếu loại bỏ khoản này, CTCK Phú Hưng (PHS) cho rằng PVD có thể ghi nhận thua lỗ khoảng 420 tỷ đồng.
Trong giai đoạn trước đây 2015-2016, PVD đã từng gặp nhiều khó khăn khi nguồn thu từ việc cho thuê giàn khoan bị giảm đáng kể. Cụ thể, doanh thu của PVD giảm đột ngột từ mức 1.665 tỷ (năm 2015) về vỏn vẹn 129 tỷ đồng cuối năm 2016, cổ phiếu cũng chạm vùng đáy 17.000 đồng/cp, tương đương "bốc hơi" hơn 370% thị giá chỉ sau hơn 1 năm. Đến tháng 10/2017, giá dầu thế giới hồi phục kéo cổ phiếu đơn vị khai thác dầu khí này tăng trở lại, có lúc vượt mốc 30.000 đồng/cp.
Bước sang năm 2018, PHS dự đoán ngoài khó khăn chung về tình hình kinh doanh cốt lõi, PVD vẫn phải tiếp tục trích lập các khoản khó đòi tại PVEP trong năm 2017, qua đó lợi nhuận dự kiến chịu thêm nhiều áp lực.
PHS ước tính doanh thu năm 2019 của PVD có thể đạt 4,774 tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2017. Song, vẫn còn đó những khó khăn, với giả định không đưa vào các khoản hoàn nhập từ quỹ khoa học công nghệ, năm 2018 PVD có thể sẽ phải chịu lỗ khoảng 272 tỷ đồng.
Trong 1 năm qua, cổ phiếu PVD đã từng đạt đỉnh với mức 30.600 đồng/cổ phiếu vào hồi cuối tháng 1/2018, tuy nhiên sau đó, mã cổ phiếu này liên tục xuống dốc hiện chỉ còn ở mức 17.000 đồng/ cổ phiếu, mất gần 50% giá trị trong 3 tháng.
Trong quý 1/2018, doanh thu thuần của PVD đạt 1.105,7 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ nhưng giá vốn lại lên tới 1.150 tỷ đồng nên PVD chịu lỗ gộp gần 45 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 7,8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh trong kỳ của PVD vẫn ở mức cao, với chi phí lãi vay hơn 43 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp gần 170 tỷ đồng. Kết quả là PVD chịu lỗ hơn 239 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2018.
Theo giải trình từ phía công ty, trong kỳ công ty đã tăng số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động, nhưng do đơn giá thấp và chi phí cố định cao (lãi vay libor tăng hơn 1,5% so với cùng kỳ, khấu hao tăng trong khi giàn khoan hoạt động nhiều hơn) dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.
Ngoài ra, PVD tăng doanh thu hoạt động thương mại với biên lợi nhuận thấp, trong khi đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan trong quý 1 tiếp tục giảm sút do cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tại ĐHCĐ mới đây, ông Đỗ Văn Khạnh, Chủ tịch HĐQT PVD cho biết, năm 2018, PVD dự kiến doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, nhưng để có lợi nhuận trong thời điểm này thực sự khó khăn. Theo đó PVD đặt mục tiêu không lỗ trong năm 2018.
Nguyên nhân đến từ diễn biến giá dầu thế giới vẫn đang khá phức tạp, nhu cầu khai thác thăm dò trở nên khó dự báo, việc thừa cung cũng khiến PVD phải cạnh tranh khá gay gắt với các doanh nghiệp khác. Thực tế hơn 90% nhà thầu khoan trên thế giới không có lãi, 10% công ty đã phá sản hoặc bị mua lại.
Dự báo năm 2018, giá dầu Brent dự kiến dao động 55-60 USD/thùng, dù cải thiện, nhưng nhìn chung thị trường dầu khí trong nước vẫn chưa tốt, một số chương trình khoan bị tạm dừng.
Bên cạnh đó, trong năm số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động trung bình dự kiến 2,5 giàn. Giàn khoan nước sâu TAD (PVD V) với mức giá cao 200.000 USD/ngày lại không có việc kể từ cuối năm 2016, hơn nữa đang chịu chi phí bảo trì bảo dưỡng. Dự kiến, giàn PVD V chỉ có thể đóng góp lợi nhuận cho Tổng Công ty trở lại kể từ năm 2019 nhờ vào dự án Cá Rồng Đỏ. Ông Khạnh cho biết, PVD đang nghiên cứu để chuyển đổi mục đích sử dụng đảm bảo có việc làm cho giàn.
Trong năm 2017, PVD có 4/6 giàn khoan làm việc ở nước ngoài, như Myanmar, Thái Lan, Malaysia, giàn khoan đất liền phục vụ cho nhà thầu Tây Ban Nha. Theo ban lãnh đạo PVD, thị trường nước ngoài sẽ là một trong những định hướng đẩy mạnh trong thời gian tới của Tổng công ty trong khi thị trường trong nước chưa có nhiều việc. Kết thúc năm 2017, PVD ghi nhận khoản lãi 182 tỷ đồng chủ yếu nhờ vào khoản hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển và công nghệ. Nếu loại bỏ khoản này, CTCK Phú Hưng (PHS) cho rằng PVD có thể ghi nhận thua lỗ khoảng 420 tỷ đồng.
Trong giai đoạn trước đây 2015-2016, PVD đã từng gặp nhiều khó khăn khi nguồn thu từ việc cho thuê giàn khoan bị giảm đáng kể. Cụ thể, doanh thu của PVD giảm đột ngột từ mức 1.665 tỷ (năm 2015) về vỏn vẹn 129 tỷ đồng cuối năm 2016, cổ phiếu cũng chạm vùng đáy 17.000 đồng/cp, tương đương "bốc hơi" hơn 370% thị giá chỉ sau hơn 1 năm. Đến tháng 10/2017, giá dầu thế giới hồi phục kéo cổ phiếu đơn vị khai thác dầu khí này tăng trở lại, có lúc vượt mốc 30.000 đồng/cp.
Bước sang năm 2018, PHS dự đoán ngoài khó khăn chung về tình hình kinh doanh cốt lõi, PVD vẫn phải tiếp tục trích lập các khoản khó đòi tại PVEP trong năm 2017, qua đó lợi nhuận dự kiến chịu thêm nhiều áp lực.
PHS ước tính doanh thu năm 2019 của PVD có thể đạt 4,774 tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2017. Song, vẫn còn đó những khó khăn, với giả định không đưa vào các khoản hoàn nhập từ quỹ khoa học công nghệ, năm 2018 PVD có thể sẽ phải chịu lỗ khoảng 272 tỷ đồng.
Trong 1 năm qua, cổ phiếu PVD đã từng đạt đỉnh với mức 30.600 đồng/cổ phiếu vào hồi cuối tháng 1/2018, tuy nhiên sau đó, mã cổ phiếu này liên tục xuống dốc hiện chỉ còn ở mức 17.000 đồng/ cổ phiếu, mất gần 50% giá trị trong 3 tháng.
Nguyễn Long
Enternews.vn
Enternews.vn
Relate Threads