Trung Quốc tìm mọi cách khai thác băng cháy Biển Đông

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 20/5/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Cuộc chạy đua trong ngành công nghiệp năng lượng bắt đầu thay đổi khi Trung Quốc tuyên bố thấy băng cháy ở Biển Đông.

    CNN Money cho hay, Trung Quốc vừa theo đuổi thành công nguồn năng lượng mới nằm sâu dưới đáy biển và vùng cực gần 20 năm qua đó là băng cháy.

    Truyền thông Nhà nước dẫn lời Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc Jiang Daming đưa tin việc khai thác nguồn “băng cháy” là một bước đột phá quan trọng có thể dẫn đến một cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu.

    Ngày 18/5, quốc gia khát năng lượng này tuyên bố đã lần đầu tiên khai thác được băng cháy dưới độ sâu 1.219 m ở Biển Đông.

    [​IMG]
    Việc khai thác thử băng cháy tại vùng biển Nam Hải Trung Quốc đã thực hiện cho sản lượng ổn định liên tục trong 187 tiếng đồng hồ.

    Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết nguồn năng lượng mới này sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm để thay thế các loại chất đốt thông thường như khí đốt tự nhiên hay dầu.

    Băng cháy là một dạng mê-tan chứa trong một cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng. Theo Cục khảo sát Địa chất Mỹ, băng cháy được cho là chứa nhiều carbon hơn tất cả các loại nhiên liệu trên thế giới này cộng lại.

    Giống như những loại nhiên liệu khác, băng cháy gây ra mối lo ngại đáng kể về môi trường. Các chuyên gia lo lắng về việc đốt cháy nhiên liệu mới sẽ sản sinh ra mê-tan – một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính gấp 25 lần so với carbon dioxide.

    Trước Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã tiến hành khai thác tại Thái Bình Dương và chiết xuất khí gas vào năm 2013. Chính phủ Mỹ cũng có riêng cho mình một chương trình nghiên cứu dài hạn về loại năng lượng mới này.

    Dù vậy, việc Trung Quốc tìm được cách để khai thác nguồn năng lượng khổng lồ này dẫn đến nhiều ảnh hưởng trong khu vực. Đặc biệt biển Đông được đánh giá là một trong 5 khu vực có trữ lượng lớn nhất thế giới về băng cháy, đủ trữ lượng để thay thế bất cứ nguồn năng lượng nào trong tương lai.

    "Mỏ vàng" này đã khiến Trung Quốc sốt sắng sử dụng sức mạnh về mọi mặt để hòng chiếm lấy khu vực đắc địa này, đoạt quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp, tuyên bố các yêu sách để vụ lợi.

    Hồi tháng 6/2016, báo Quảng Châu dẫn thông báo từ cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc phát hiện mỏ băng cháy ở đáy biển sâu tại Biển Đông, gần lòng chảo Châu Giang, tức khu vực bồn địa cửa sông Châu. Khu vực này có thể chứa 100 - 150 tỷ m3 khí thiên nhiên.

    Phát hiện mới nhất ở phía tây của lòng chảo hé lộ một vành đai rộng 350 km2 với những suối nước lạnh dưới mực nước biển 1.350-1.430 m.

    Trung Quốc cũng sử dụng tàu lặn điều khiển từ xa có tên Cá Ngựa, Giao Long để lặn sâu khoảng 4.500m nhằm tìm kiếm xác định rìa lòng chảo này. Tàu sẽ sử dụng cánh tay robot để lấy các mẫu vật ở độ sâu có áp suất cao và khoan các mũi khoan ngầm ở đáy biển, tiến hành kiểm tra thăm dò môi trường, đánh dấu các địa điểm đã lấy mẫu carbonate, nước, trầm tích, sinh vật, nham thạch.

    Bắc Kinh đã tuyên bố công khai sẽ lập trung tâm nghiên cứu Biển Đông ở dưới biển để phục vụ công cuộc khai phá thiên nhiên và tìm kiếm nguồn năng lượng khi tiến hành các thủ đoạn cải tạo đảo trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Từ tháng 7/2014, Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch khai thác băng cháy trên Biển Đông, trong đó sẽ khai thác băng cháy ở Biển Đông vào năm 2017, đặt mục tiêu tăng cường thăm dò và nghiên cứu hệ thống để thương mại hóa các nguồn năng lượng vào năm 2030.

    Khi Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản luôn dẫn đầu những nước nhập khẩu năng lượng nhiều nhất, băng cháy sẽ thực sự là những nguyên do cho cuộc chạy đua khai thác và gia tăng căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ.

    Theo TS Nguyễn Như Trung - Trưởng phòng nghiên cứu địa từ và địa điện thuộc Viện địa chất và địa vật lý biển Việt Nam từng cho Báo Đất Việt biết: "Ở Biển Đông những khu vực có khả năng tồn tại băng cháy ở độ sâu từ 300-3000m nước, do vậy tiềm năng cho khu vực này rất cao. Ví dụ như khu vực ở phía Nam Hoàng Sa, khu vực bồn Vũ Khánh, khu vực phía Đông vũng Nam Côn Sơn, khu vực phía trên Vũng Mây và Trường Sa đều là những khu vực có trữ lượng rất lớn.”

    Theo các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, nguồn khí đốt mới có nhiều tiềm năng tại Trung Quốc, với những lần thành công thử nghiệm và sự hỗ trợ từ chính phủ. Song do giá thành cao, vấn đề về môi trường và các rào cản kỹ thuật, những sản phẩm thương mại chế từ nguồn năng lượng này có thể vẫn chưa xuất hiện trên thị trường tiêu thụ trong 3 năm tới.

    Báo Đất Việt​
     

Chia sẻ trang này