Ủy viên HĐQT PVC thừa nhận không bắt buộc phải tuân thủ Luật Đấu thầu

Thảo luận trong 'Đấu thầu' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 18/8/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Sau khi Lao Động đăng loạt bài về những dấu hiệu nghi vấn, khó hiểu trong công tác đấu thầu tại một số gói thầu phục vụ Dự án Nhà án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (do TCty Xây lắp Dầu khí - PVC làm tổng thầu), đại diện HĐQT PVC đã có buổi làm việc với PV Báo Lao Động. Tại buổi làm việc, vị đại diện này dù thừa nhận “không bắt buộc phải tuân thủ Luật Đấu thầu”, song vẫn cố bao biện vì để “tránh rủi ro cho HĐQT”.

    Thừa nhận, nhưng vẫn cố bao biện

    Xin nhắc lại nội dung Báo Lao Động đã phản ánh những vấn đề liên quan tới hai gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” và “Hệ thống vận chuyển than và đá vôi”. Tại gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt”, HĐQT PVC đã bất chấp ý kiến chuyên môn để quyết định loại Liên danh nhà thầu PVEIC - TBDST - TEMEX với lý do “không đảm bảo cạnh tranh” khiến nhà thầu bức xúc. Đối với gói thầu “Hệ thống vận chuyển than và đá vôi”, HĐQT PVC cũng quyết định chào thầu, hủy thầu, cắt bớt hạng mục kỹ thuật của gói thầu để đảm bảo về yêu cầu giá, nhưng cuối cùng lại phải chấp nhận giá thầu cao hơn.

    [​IMG]
    Trong buổi làm việc với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Huy Hòa - Ủy viên HĐQT PVC - cho biết: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư lên tới 1,2 tỉ USD (nay đã bổ sung thêm vốn lên hơn 1,4 tỉ USD), là dự án lớn nhất mà PVC từng thực hiện nhưng “năng lực của anh em cũng có hạn”. Vì PVC là tổng thầu EPC của Dự án, nên bình thường có thể thực hiện chỉ định thầu. Tuy nhiên, vì xác định vốn đầu tư 1,2 tỉ USD không đủ nên chủ đầu tư đã xin Chính phủ bổ sung thêm vốn. Do đó, tổng thầu PVC không thể quyết định việc chỉ định thầu. Mặc dù vậy, ở thời điểm thực hiện gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt”, Chính phủ chưa chính thức phê duyệt việc bổ sung vốn nên về bản chất PVC vẫn là tổng thầu EPC, có nghĩa là không nhất thiết phải áp dụng Luật Đấu thầu.

    Để bao biện cho việc cố tình áp dụng Luật Đấu thầu dẫn tới việc Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX bị loại bỏ một cách không minh bạch, ông Hòa cho rằng “Nhà nước không những không cấm áp dụng Luật Đấu thầu mà thậm chí còn khuyến khích áp dụng, kể cả đối với công ty tư nhân… và thời điểm thực hiện gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” về bản chất PVC vẫn là tổng thầu EPC, nhưng vì chưa có hướng dẫn nên để chắc chắn nhất PVC mới áp dụng Luật Đấu thầu nhằm tránh rủi ro cho HĐQT”.

    Tuân thủ luật là thế, song, có lẽ vị Ủy viên HĐQT này quên mất rằng, yếu tố quan trọng mà Luật Đấu thầu lưu ý đó là “đảm bảo cạnh tranh”. Việc loại bỏ một nhà thầu đủ năng lực dẫn tới “đảm bảo cạnh tranh” không còn được tôn trọng nữa, đồng nghĩa với việc xâm phạm Luật Đấu thầu. Ngoài ra, ông Nguyễn Huy Hòa cũng thừa nhận, trong số hàng chục gói thầu mua sắm, không phải tất cả đều tuân thủ Luật Đấu thầu.

    “Đổ lỗi” cho Ban quản lý Dự án

    Mặc dù Ủy viên HĐQT PVC Nguyễn Huy Hòa đã thừa nhận, song, Thư ký HĐQT PVC Nguyễn Quý Phong lại tìm cách thoái thác trách nhiệm khi “đổ lỗi” cho Ban quản lý Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (BQLDA) rằng “HĐQT PVC ban hành quyết định “phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật vật liệu bảo ôn” căn cứ trên văn bản 5044/BDDTB2-KTKH ngày 7.10.2016 của BQLDA, trong đó có phần BQLDA “lưu ý Tổng thầu PVC việc lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Luật Đấu thầu và Khoản 4, Điều 2, Nghị định 63/2014/NĐ-CP” .

    Nhưng chính đại diện BQLDA, ông Nguyễn Vĩnh Thành lại khẳng định ngay trong buổi làm việc: “PVC làm tổng thầu, BQLDA chỉ giám sát, phản ánh để làm sao đảm bảo chất lượng và tiến độ gói thầu. Ngay trong văn bản gửi PVC, BQLDA cũng nói rõ trong trường hợp khó xác định thì đề nghị PVC làm văn bản gửi Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) xin hướng dẫn. Theo quy định, mọi trách nhiệm, phê duyệt hồ sơ thầu, phê duyệt kết quả đánh giá hoàn toàn thuộc thẩm quyền của PVC”.

    Từ đây có thể thấy rằng, dù HĐQT PVC nhận thức rõ việc áp dụng Luật Đấu thầu là không bắt buộc, nhưng để “tránh rủi ro” cho mình, HĐQT PVC vẫn dứt khoát thực hiện bằng được và tác động lớn nhất là “đảm bảo cạnh tranh” theo chuẩn mực của Luật Đấu thầu đã bị xâm phạm một cách cố ý.

    Sau khi Lao Động phản ánh loạt bài về những khuất tất trong công tác đấu thầu tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ngày 10.8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có chỉ đạo yêu cầu Tổng cục Năng lượng phối hợp với các đơn vị khẩn trương tiến hành rà soát các vấn đề liên quan đến việc tổ chức đấu thầu do PVC làm tổng thầu EPC tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, làm rõ các vấn đề Báo Lao Động đã nêu và báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 12.8. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có thông tin phản hồi về chỉ đạo này.

    Trong quá trình tìm hiểu về các gói thầu tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, PV Báo Lao Động lại tiếp tục phát hiện nhiều vấn đề khác tại PVC như việc sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng không đúng mục đích dẫn tới việc thua lỗ, không có khả năng trả nợ…; công tác bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt cũng có rất nhiều vấn đề nghi vấn. Lao Động sẽ tiếp tục thông tin.

    ĐỨC THÀNH - Báo Lao Động​
     

Chia sẻ trang này