10 sự kiện nổi bật nhất của ngành Dầu khí năm 2017

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Năm 2017, được xem là một năm có rất nhiều thăng trầm của ngành Dầu khí với nhiều thách thức và đầy khó khăn. Trong thời khắc đầu năm 2017, đây là lúc thích hợp nhất để nhìn lại toàn cảnh 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Dầu Việt Nam ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

1. Tập đoàn Dầu khí có Chủ tịch Hội đồng Thành viên sau gần 01 năm


Tại Quyết định số 2111/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN cũ, nay là Petro Vietnam).

photo1514419998650-1514419998651-1514424842991.jpg

ông Trần Sỹ Thanh
Trước đó, ngày 22/12/2017, Bộ Chính trị đã ra quyết định phân công ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Lạng Sơn thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Petro Vietnam.

2. Giàn Thỏ Trắng 3 khai thác dòng dầu đầu tiên

Vào hồi 7 giờ 00 ngày 7-5-2017, tại mỏ Thỏ Trắng, giàn Thỏ Trắng 3 (ThTC-3) đã chính thức khai thác dòng dầu đầu tiên tại giếng khoan 37P. Lưu lượng dầu ban đầu thu được là 164 tấn/ngày đêm. Mỏ Thỏ Trắng nằm trong bể Cửu Long thuộc thềm lục địa Việt Nam, do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro khai thác.

images1346835_Hinh_anh_ThTC3.jpg

Giàn ThTC-3 được các nhà thầu trong nước tự thực hiện hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, thi công, lắp đặt và chạy thử. Giàn ThTC-3 được thiết kế cho 12 giếng với 12 lỗ khoan. Công suất thiết kế để khai thác 3.000 tấn chất lỏng/ngày đêm, 1,5 triệu m3 khí/ngày đêm. Công trình ThTC-3 thuộc Lô 09-1 ở độ sâu 47m nước, gồm có khối chân đế, dầm chịu lực MSF và khối thượng tầng.

3. Khởi công dự án Giàn đầu Giếng chân căng Cá Rồng Đỏ

Sáng ngày 20/10/2017 tại Vũng Tàu liên doanh tổng thầu PTSC M&C (PVN) và FloaTEC (Mỹ, cty thành viên của Keppel Singapore) đã làm lễ khởi công dự án Giàn Chân Căng (Tension Leg Wellhead Platform – TLWP). TLWP là gói lớn nhất trong 2 gói chính, gói còn lại là kho chứa nổi – FPSO do liên doanh tổng thầu - Tổng Cty PTSC & Yinson thực hiện.

Khoi-cong-Ca-Rong-Do.jpg

4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận Tài sản và Hoạt động dầu khí các Lô 01&02

Ngày 8/9/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các bên nhà thầu của Hợp đồng Dầu khí các Lô 01&02 đã ký Thỏa thuận Bàn giao Tài sản và Hoạt động dầu khí cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Thỏa thuận có hiệu lực từ 23h59 phút ngày 9 tháng 9 năm 2017 (thời điểm kết thúc Hợp đồng).

pvn_ky_thoa_thuan_qaix.jpg

Hợp đồng Chia sản phẩm (PSC) các Lô 01&02 được ký ngày 9/9/1991, có hiệu lực từ ngày 10/9/1991. Tỷ lệ quyền lợi tham gia của các bên nhà thầu là: PCVL – 85%, PVEP – 15%. Đây là Hợp đồng thuộc thế hệ hợp đồng dầu khí đầu tiên của Petrovietnam và cũng là hợp đồng đầu tiên kết thúc khi hết hạn hợp đồng.

5. Khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt nhân sự cấp cao của PVN

Viện KSND tối cao vừa hoàn tất cáo trạng vụ án cố ý làm trái, tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), truy tố bị can Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong cùng vụ án.

Thang-Bi-Truy-To.jpg

6. 5 dự án 'tai tiếng' của ngành dầu khí

Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, đầu tư dở dang, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng, đang phải xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng thì Tập đoàn dầu khí VN “đóng góp” tới 5 dự án. Đó là dự án xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng, dự án nhiên liệu sinh học - Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), dự án Ethanol Phú Thọ, Ethanol Bình Phước và đóng tàu Dung Quất.

Dự án xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng (PVTex) có vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng, nhưng lỗ 1.700 tỉ đồng, lâm cảnh “đắp chiếu”. Còn 3 dự án ethanol Dung Quất, Phú Thọ, Bình Phước, mỗi dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, cái thì dở dang, cái thì đang “chết lâm sàng”.

Tính đến nay, gần như chưa có một dự án nào được đưa vào hoạt động lại.

Lãnh đạo PVN cho rằng, trong trường hợp Nhà nước cương quyết không rót tiền thêm vào các dự án, các phương án hành động xử lý của PVN sẽ rất khó để có thể thực hiện được.

7. Bắt đầu khai thác khí từ mỏ Sư Tử Trắng

Công ty liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) cho biết tối ngày 20-1 vừa qua doanh nghiệp này đã bắt đầu đón dòng khí đầu tiên từ mỏ Sư Tử Trắng (giai đoạn 1) sau khi mỏ này khai thác đạt mốc 300 triệu thùng dầu.

Thay%20%C4%91%E1%BA%A7u%20%C4%91u%E1%BB%91c_1.jpg

Theo ông Nguyễn Văn Quế, Tổng giám đốc Cửu Long JOC, mỏ Sư Tử Trắng đã cho dòng khí đầu tiên vào đầu tháng 11-2016, sau đó bơm ép xuống vỉa từ cuối tháng 12-2016 và toàn bộ dự án Sư Tử Trắng (giai đoạn 1) chính thức được đưa vào hoạt động vào giữa tháng tháng 1-2017.

Đây là dự án dầu khí có tổng chi phí đầu tư ước tính trên 380 triệu đô la Mỹ và khi đưa vào hoạt động sẽ cung cấp 2,77 triệu m3 khí và 9.000 thùng condensate mỗi ngày.

8. Nhà máy Xử lý khí Cà Mau đi vào vận hành

Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau (GPP Cà Mau) sẽ tiếp nhận khí và vận hành thử nghiệm vào ngày 12/3/2017, đảm bảo đúng tiến độ đề ra của dự án.

Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau được xây dựng sát cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau với 100% vốn đầu tư từ Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS).

5-(1)-eb0b7.gif

Việc xây dựng GPP Cà Mau là một phần trong trong chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam định hướng đến năm 2025.

Dự án bao gồm việc đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý khí công suất 6,2 triệu m3 khí/ngày cùng hệ thống kho có sức chứa 8.000 tấn LPG, 3000 m3 condensate và hệ thống cảng xuất sản phẩm lỏng tại Khu công nghiệp Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

9. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoàn thành bảo dưỡng tổng thể lần 3 vượt tiến độ

Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoàn thành bảo dưỡng tổng thể lần 3 vượt tiến độ
Ngày 25/7, Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã hoàn thành đợt bảo dưỡng tổng thể (BDTT) định kỳ lần 3, vượt tiến độ chế biến dầu thô 10 ngày so với kế hoạch, đóng góp thêm cho ngân sách nhà nước gần 303 tỷ đồng.

Ngày 5/6/2017, NMLD Dung Quất chính thức bắt đầu dừng vận hành để triển khai BDTT lần 3 theo kế hoạch. Gần 2 tháng qua, hơn 4.000 nhân sự của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cùng các nhà thầu, chuyên gia trong nước và quốc tế đã làm việc suốt ngày đêm trên công trường để thực hiện công tác BDTT lần 3 NMLD Dung Quất.

Thành công của BDTT lần 3 đã giúp NMLD Dung Quất vận hành và cho ra sản phẩm sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch, góp phần tăng thêm doanh thu cho BSR hơn 1.507 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 303 tỷ đồng và mang lại thêm gần 300 tỷ đồng lợi nhuận. Đồng thời cùng với các chỉ tiêu kết quả SXKD rất tốt trong 6 tháng đầu năm 2017, BSR đã nộp ngân sách nhà nước 4.600 tỷ đồng (vượt 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch) và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 11,5% là rất cao trong ngành lọc hóa dầu, góp phần thành công mục tiêu cổ phần hóa chào bán IPO sắp tới của BSR trong năm 2017, tạo tiền đề nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.

10. Chuẩn bị IPO các đơn vị lớn của dầu khí

Tới đây, một số doanh nghiệp tỷ USD nhà dầu khí như PV Power, PV Oil hay BSR đều thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).

fc7info-chiem.jpg



tJ8K1XET.jpg



 
Sửa lần cuối:

Việc làm nổi bật

Top