Chính phủ sẽ bàn về thuế suất cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tin từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, cuối tuần này, Thường trực Chính phủ sẽ bàn bạc về cơ chế thuế xăng dầu cho Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhằm giải quyết những chênh lệch về thuế suất đang áp dụng tại đây so với thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu từ ASEAN và Hàn Quốc.

Sau buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất hôm 9-8, BSR cho biết 7 tháng đầu năm nay, nhà máy đã sản xuất được 3,99 triệu tấn sản phẩm; doanh thu đạt 40,03 ngàn tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 6,9 ngàn tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế là 1.091 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐTV BSR, cho rằng 7 tháng đầu năm nay là khoảng thời gian khó khăn cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất khi giá dầu diễn biến phức tạp, khoảng cách giữa giá sản phẩm và dầu thô bị thu hẹp rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ông nhấn mạnh, đặc biệt là sự chênh lệch thuế suất là sự bất bình đẳng cho sản phẩm xăng dẩu của BSR so với các doanh nghiệp được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do (FTA).

0286d_anh_1_bai_2___10_8_2016.jpg

Từ tháng 3-2016, thuế nhập khẩu từ ASEAN của các mặt hàng dầu DO, FO, nhiên liệu bay và dầu hỏa giảm xuống còn 0%. Riêng xăng dầu chịu thuế 20%. Theo FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thuế suất thuế nhập khẩu với xăng là 10% đã được áp dụng từ cuối 2015, dầu diesel, xăng máy bay là 5% và dầu mazut là 0%.

Vì sự điều chỉnh thuế suất này, Bộ Tài chính đã điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu theo hướng sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường khác cũng có thuế suất bằng mức áp dụng cho các nước ASEAN, và BSR được hưởng cơ chế tính vào giá bán mức thuế nhập khẩu này (giá bán ra của Dung Quất hiện cộng thêm 20% thuế xăng, 20% thuế dầu diesel…) là cao hơn giá nhập khẩu từ các thị trường khác.

Tuy nhiên, BSR được PVN bù 7% bằng cơ chế tài chính đặc biệt và PVN chi trả số tiền 7% số tiền cấp bù này cho Dung Quất.

Vì giá xuất xưởng hiện cao hơn giá nhập khẩu và khó cạnh tranh nên BSR liên tục kiến nghị Chính phủ giảm thuế cho doanh nghiệp nhưng Bộ Tài chính không đồng ý.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, BSR lại tiếp tục kiến nghị xem xét điều chỉnh cơ chế chính sách tài chính để thu hút các nhà đầu tư trong việc mở rộng nhà máy giai đoan II và cổ phần hóa.

PVN dẫn lời của Thủ tướng cho biết sẽ đưa vấn đề chênh lệch thuế ra bàn tại cuộc họp Thường trực Chính phủ vào cuối tuần này, trên tinh thần xem xét kiến nghị của BSR và PVN để đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh và hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn​
 

Việc làm nổi bật

Top