Đại án OceanBank: Họ dầu khí Bị triệu tập đến tòa mà “không biết lý do vì sao”?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong ngày xét xử đầu tiên, hàng loạt doanh nghiệp bị triệu tập do có liên quan đến các khoản vay tại OceanBank, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) như: CTCP Thương mại và dịch vụ kỹ thuật khoan Dầu khí (PVD); CTCP Phân bón hóa chất Dầu khí (DPM); Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI); Tập đoàn Thiên Thanh; Ngân hàng Liên Việt; Công ty Đường Quảng Ngãi, của Vinashin; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power); Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC); Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI); BQL Dự án Điện Lực Dầu khí Long Phú 1; BQL Dự án Điện Lực Dầu khí Thái Bình 2; Tổng Công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans), Viện Năng lượng; Tổng Công ty Dầu Việt Nam,

17015378_299495220466089_1318580504_o_PMPX.jpg

Hội đồng xét xử vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm đã triệu tập khoảng 600 cá nhân và tổ chức tới phiên tòa. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc họ “dầu khí”. Có hai ngân hàng là LienViet Postbank và Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tin (mã STB) được triệu tập.

Họ dầu khí có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí và các công ty thành viên (PVIs), CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (mã DCM), Tổng công ty Phân bón hóa chất dầu khí (DPM), Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV-Power), Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (mã PVD), Tổng CTCP Xây lắp dầu khí (PVX), Tổng CTCP Vận tải dầu khí (mã PVT)…

Về các công ty có liên quan với ông Hà Văn Thắm có CTCP Tập đoàn Đại dương (mã OGC), CTCP Khách sạn và dịch vụ đại dương (mã OCH), Công ty BSC - công ty sân sau do bị cáo Hà Văn Thắm lập ra để thu phí dịch vụ đối với khách hàng vay vốn…

Nhóm liên quan đến giao dịch mua bán cổ phần Trustbank có bị án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng VNBC, đại diện của bà Hứa Thị Phấn và các thành viên gia đình, ông Trần Văn Bình, đại diện theo pháp luật của Công ty Trung Dung - đây là công ty sân sau của Phạm Công Danh. Công ty này đã vay Oceanbank 500 tỷ đồng, mà bản chất là Phạm Công Danh vay để thanh toán giao dịch mua cổ phần.

CTCP Tập đoàn SSG - có nhóm cổ đông lớn là bà Hứa Thị Phấn và các thành viên gia đình bà Hứa Thị Phấn cũng được triệu tập.

Các bị cáo bị cáo buộc có 3 nhóm hành vi sai phạm gồm Vi phạm về quy định cho vay, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước.

Oceanbank đã chi lãi ngoài, vượt trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định cho các khách hàng gửi tiền bao gồm các doanh nghiệp thuộc dầu khí và nhiều doanh nghiệp lớn khác.

Hơn 1.500 tỷ đồng lãi ngoài đã được Oceanbank chi ra.
Tài liệu điều tra xác định trong thời gian từ năm 2011 - 2014, có hơn 51.000 cá nhân và 392 tổ chức gửi tiền và nhận tiền chi lãi suất ngoài hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do Oceanbank chi trả.

Có nhiều khách hàng có số tiền gửi lớn là các tổ chức kinh tế thuộc doanh nghiệp có vốn Nhà nước, chủ yếu là nhóm khách hàng thuộc PVN và Vinashin (nay là SBIC).

Có nhiều trường hợp có dấu hiệu móc ngoặc với lãnh đạo, nhân viên Oceanbank nhận khoản tiền lãi ngoài để ngoài sổ sách kết toán nhằm hưởng lợi bất chính.
Bùi Trang – Đỗ Mến
Infonet.vn​
 
Sửa lần cuối:

Việc làm nổi bật

Top