DMC- RT: Phát huy thế mạnh trong nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tập trung phát triển thị trường nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu chuyên biệt của từng đối tượng khách hàng, đồng thời để phát huy thế mạnh của mình, trong những năm qua, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng dịch vụ kỹ thuật (Chi nhánh DMC- RT) thuộc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC) đã thực hiện nhiều đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu mang tính ứng dụng thực tế, thu được nhiều thành công và được các khách hàng lớn như VSP, PVEP… đánh giá cao.

image001.jpg

Trong số đó, phải kể đến những đơn đặt hàng của các khách hàng về việc thực hiện các nghiên cứu nhằm đưa ra những hướng phát triển sản phẩm mới và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, thời gian gần đây, Chi nhánh DMC – RT đang triển khai nghiên cứu việc sử dụng nguồn khí Permeate gas của nhà máy xử lý khí Cà Mau (GPPCM) cho nhà máy Đạm Cà Mau nhằm tận dụng tối đa nguồn khí phục vụ cho sản xuất, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nguồn năng lượng.

Nhà máy GPP Cà Mau cung cấp khí nhiên liệu cho các hộ tiêu thụ hạ nguồn Điện và Đạm với yêu cầu về hàm lượng CO2 nhỏ hơn 8% và có nhiệt trị tối thiểu là 37 MJ/Sm³. Để đảm bảo hàm lượng CO2 theo yêu cầu của các hộ tiêu thụ nhà máy CPP Cà Mau đã lắp đặt cụm điều chỉnh CO2 để đưa hàm lượng CO2 trong khí đầu ra của nhà máy về giá trị yêu cầu của các hộ tiêu thụ.
Cụm điều chỉnh CO2 của nhà máy GPP Cà Mau lựa chọn công nghệ màng tách CO2 (membrane), trong đó các khí có khả năng thẩm thấu tốt qua màng trong dòng khí là CO2 và một phần C1 sẽ qua màng tách ra ngoài theo dòng khí Permeate Gas. Các thành phần hydrocacbon còn lại có độ thẩm thấu thấp hơn sẽ đi theo dòng Residue Gas. Khí Permeate gas được sử dụng làm nguồn khí nhiên liệu cho hệ thống Fuel Gas. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng của hệ thống Fuel gas này chỉ hết 30% tổng lương Permeate gas nên lượng khí dư thừa sẽ được tận thu để bán sang nhà máy Đạm Cà Mau.

Nghiên cứu hướng tới 02 mục tiêu chính như sau:
  • Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án công nghệ để cung cấp Permeate gas của nhà máy GPP Cà Mau cho Nhà máy Đạm Cà Mau;
  • Đánh giá hiệu quả kinh tế trong việc tách CO2 từ nguồn permeate gas cho các mục đích sử dụng khác như CO2 lỏng dùng trong ngành thủy sản, thực phẩm hoặc sử dụng cho các hộ tiêu thụ khác trong khu công nghiệp.
Phạm vi công việc được triển khai theo các giai đoạn như sau:
  1. Giai đoạn 1: Tiến hành khảo sát và thu thập các dữ liệu thông số về cụm điều chỉnh CO2 của GPP Cà Mau, trong đó có các thông số công nghệ của dòng Permeate Gas; Các thông số cụm fuel Gas, Các thông số về nhu cầu/ yêu cầu chất lượng dòng Permeate Gas để làm khí nhiên liệu/ nguyên liệu của Nhà máy Đạm Cà Mau; Khảo sát layout hiện tại của hệ thống, điểm đấu nối cấp Permeate gas cho nhà máy Đạm Cà Mau để có phương án tính toán và bố trí đường ống thích hợp; Thu thập số liệu, thông tin, khả năng, và nhu cầu tiêu thụ nguồn CO2 của các hộ tiêu thụ tiềm năng như nhà máy Đạm, các hộ tiêu thụ nguồn CO2 đông lạnh dùng trong công nghệ thực phẩm, thủy sản cũng như các hộ tiêu thụ công nghiệp khác…
  2. Giai đoạn 2: Căn cứ từ những dự liệu đã thu thập được từ giai đoạn 1 , tiến hành tính toán, thiết kế máy nén và các thiết bị phụ trợ kèm theo để đáp ứng các yêu cầu của dòng permeate gas do nhà máy đưa ra về áp suất, nhiệt độ, lưu lượng, điểm đầu nối thích hợp; Tính toán sizing kích thước đường ống để đáp ứng các thông số đã tính toán; Lên phương án bố trí thiết bị và đường ống theo layout GPPCM và nhà máy Đạm Cà Mau như hiện tại; Mở rộng nghiên cứu lựa chọn công nghệ tách CO2 từ dòng permeate gas của GPPCM để sử dụng cho các hộ tiêu thụ khác nằm trong mục tiêu của đề tài, trong đó chú trọng đến hướng dẫn sử dụng CO2 trong công nghệ thực phẩm, thủy sản và thị trường tiềm năng là Tây Nam Bộ; Mở rộng nghiên cứu tính toán phương án sử dụng khí permeate gas làm khí nhiên liệu cho các hộ tiêu thụ khác trong khu công nghiệp.
  3. Giai đoạn 3: Dựa trên kết quả tính toán & phương án lắp đặt, thi công, đấu nối, tiến hành tính toán chi phí đầu tư; Căn cứ giá bán Permeate gas, đánh giá hiệu quả kinh tế; mở rộng đánh giá hiệu quả kinh tế cho việc đầu tư công nghệ tách CO2 từ Permeate gas.
  4. Giai đoạn 4: Đánh giá những ảnh hưởng của sự thay đổi khi sử dụng nguồn Permeate Gas của GPPCM cho nhà máy đạm Cà Mau.
Nhiệm vụ đã chính thức triển khai từ trung tuần tháng 6/2017 và dự kiến sẽ hoàn thành sau 7 tháng, song do tính cấp thiết các chuyên gia của DMC-RT quyết tâm đẩy nhanh tiến độ đề tài để có thể đưa ra công nghệ ứng dụng hiện đại vào trong sản xuất thực tế trong vòng 04 tháng. Việc hoàn thành đề tài sớm tiết kiệm đến 50% thời gian so với kế hoạch cho thấy được năng lực và khả năng triển khai các công việc chuyên môn của DMC-RT đã có những bước nhảy vọt.

Ngoài ra, DMC-RT còn thực hiện một số dự án như kiểm định trên cơ sở đnáh giá rủi ro (RBI) cho công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; dịch vụ khảo sát, lắp đặt, sửa chữa ca tốt cho nhà máy dạm Phú Mỹ, Pvoil, Vinaincon…Đây cũng là những lĩnh vực tiềm năng mà DMC-RT đang tập trung phát triển trong thời gian tới.

DMC​
 

Việc làm nổi bật

Top