Dự báo xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ có một bước nhảy vọt lớn

Thảo luận trong 'Quốc tế' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 22/9/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Duyên hải vịnh Mexico của Mỹ đã bị tàn phá bởi bão Harvey, và những ảnh hưởng này sẽ cần thời gian để khắc phục, nhưng tình trạng này cũng làm cho xuất khẩu dầu thô của Mỹ cạnh tranh hơn.

    Harvey đã làm gián đoạn hơn 4 triệu thùng mỗi ngày công suất lọc dầu trong vài ngày, nhưng ba tuần kể từ sau cơn bão, vẫn còn một số hoạt động lọc dầu bị ngưng trệ. Tính đến ngày 19 tháng 9, theo đánh giá của IHS Markit, ước tính 15 trong số 20 nhà máy lọc dầu bị ảnh hưởng ở Texas và Louisiana đã trở lại sản xuất bình thường, hoặc gần sản xuất bình thường. Bốn nhà máy khác dự định khôi phục lại hoạt động.

    Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả đều tốt. Chẳng hạn, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Mỹ, cơ sở Motiva ở Port Arthur vẫn đang sản xuất dưới công suất. Nhà máy lọc dầu Port Arthur của Valero đã bị cháy hồi đầu tuần này, một ví dụ về sự nguy hiểm khi khởi động lại một nhà máy lọc dầu lớn. Phức hợp Baytown của ExxonMobil đã khởi động lại một số hoạt động sản xuất nhưng cũng không trở lại toàn bộ công suất.

    Sự gián đoạn của nhà máy lọc dầu đã dẫn tới lượng sản phẩm chưng cất ít hơn nhiều. Điều đó dẫn đến sự tăng lên của dự trữ dầu thô - EIA báo cáo tồn kho dầu thô đã tăng thêm 4,6 triệu thùng vào giữa tháng 9, tuần thứ ba liên tiếp có sự gia tăng đáng kể.

    Tuy nhiên, vì nhu cầu toàn cầu vẫn còn mạnh, nên nút thắt cổ chai ở khâu lọc dầu dẫn đến sự ngắt kết nối giữa dầu thô của Mỹ và đối tác quốc tế. Chênh lệch giữa WTI so với Brent ở mức cao nhất trong hơn hai năm, với gần 6 USD/thùng, chỉ giảm nhẹ so với đầu tháng này. Điều đó là hợp lý – vì hiện có sự dư thừa bị mắc kẹt bên trong nước Mỹ, trong khi nguồn cung quốc tế ngày càng thắt chặt hơn.

    [​IMG]
    Chênh lệch lớn giữa Brent và WTI có lẽ sẽ không kéo dài bởi vì dầu thô Mỹ hiện nay đang cạnh tranh một cách không thể tin được, và có thể sẽ được người mua khắp thế giới săn đón.

    Chi phí vận chuyển phải được tính vào, vấn đề là vài đôla một thùng. Tuy nhiên, sự chênh lệch này có vẻ đủ rộng để làm cho dầu thô Mỹ đáng để mua. RT Dukes, một chuyên gia về dầu mỏ với Wood Mackenzie, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với WSJ rằng: Occidental Petroleum đã chứng kiến sự tăng trưởng trong xuất khẩu gần đây, ký kết nhiều thỏa thuận mới với người mua ở Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc.

    Xuất khẩu bị gián đoạn ngay sau bão Harvey, giảm từ 900.000 thùng/ngày vào cuối tháng 8 xuống chỉ còn 153.000 thùng/ngày trong tuần đầu tiên của tháng Chín. Nhưng xuất khẩu đã nhanh chóng tăng lên khi các cơ sở hoạt động trở lại - xuất khẩu trung bình đạt 928.000 thùng/ngày trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng 9.

    Một số nhà phân tích dự báo những con số này sẽ cao hơn nhiều. Tổng xuất khẩu hàng tuần của Mỹ cao nhất chỉ khoảng 1,3 triệu thùng/ngày, xuất hiện một lần hồi tháng Năm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Brent-WTI, tăng lên gần 6 USD/thùng, có thể dẫn tới sự gia tăng tạm thời trong xuất khẩu. Stephen Wolfe, một nhà phân tích tại Trafigura Group, nói với WSJ rằng công suất xuất khẩu tối đa của Mỹ có lẽ là khoảng 1,8 triệu thùng/ngày. "Chúng tôi sẽ thực sự kiểm tra con số đó trong vài tuần tới, bởi vì chúng tôi còn nhiều thùng dầu thừa cần phải đẩy đi", Stephen Wolfe nói với WSJ.

    Chênh lệch giá sẽ thu hẹp lại khi xuất khẩu tăng lên, nhưng nó vẫn còn rộng vì một vài lý do. Ngoài tình trạng ngừng hoạt động của các nhà máy lọc dầu ở Mỹ, dẫn đến sự tăng lên của dầu thô Mỹ, các nhà máy lọc dầu của Châu Âu đã tăng tốc để bù đắp cho sự thiếu hụt, điều này quả thực đã làm tăng thêm áp lực lên giá Brent. Ngoài ra, OPEC đã cải thiện sự tuân thủ trong những tuần gần đây, rút thêm nhiều thùng dầu ra khỏi thị trường, một động thái được phản ánh trong giá Brent. Dự trữ đang tăng lên ở Mỹ, nhưng lại giảm ở những nơi khác: số liệu kho chứa nổi tạm thời giảm, và Bloomberg đưa tin rằng trung tâm dự trữ chính ở Nam Phi cũng chứng kiến sự sụt giảm.

    Song, sẽ mất nhiều thời gian để các điều kiện ở Mỹ so với phần còn lại của thế giới trở nên bình thường hóa. Xuất khẩu dầu ở Mỹ cao hơn là một cơ chế sẽ giúp loại bỏ những bất bình đẳng này.

    Nguồn tin: xangdau.net​
     

Chia sẻ trang này