Gian lận trong khâu bán lẻ gas

Thảo luận trong 'Khí đốt' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 23/1/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Thị trường gas có mặt ở Việt Nam từ năm 1990, có mức tiêu thụ 50.000 tấn/năm. Sau hơn 20 năm phát triển, đến nay, mức tiêu thụ gas đã đạt con số tiêu thụ kỷ lục từ 1,4 đến 1,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, chứng kiến không ít sự cố đáng tiếc do cháy nổ khí gas, dư luận nghi vấn về nguồn gas cung cấp ra thị trường và có hay không gian lận ở khâu nhập khẩu?

    Không có chuyện gian lận ở khâu nhập khẩu

    Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia bày tỏ quan tâm: Gas là mặt hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện. DN muốn sản xuất, kinh doanh phải có đủ điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất, con người… Với những quy định ngặt nghèo trong công tác quản lý nhưng việc sản xuất kinh doanh gas luôn đặt ở tình trạng báo động. Đơn cử như Công ty A sử dụng vỏ bình gas của Công ty B, sau đó dùng công nghệ “cắt tai, mài vỏ” biến thành thương hiệu của mình, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.

    [​IMG]
    Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Sỹ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội gas Việt Nam chia sẻ: 15 năm trước, gas là một mặt hàng xa xỉ phẩm. Chỉ có những hộ gia đình kinh tế khá giả mới có điều kiện sử dụng. Hiện nay, gas trở thành mặt hàng tiêu dùng phổ biến, phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên nguyên nhân dễ gây cháy nổ nên gas được xếp vào nhóm những mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Nếu sử dụng gas bất cẩn sẽ dễ gây ra cháy nổ, thiệt hại sẽ rất lớn. Trong hoạt động kinh doanh gas, hộ kinh doanh phải được cơ quan quản lý tại địa phương cấp giấy phép kinh doanh. Thông thường người kinh doanh phải đạt được các điều kiện: Mặt bằng, thiết bị chữa cháy, lối thoát hiểm…, nhân viên phải được tập huấn, đào tạo bài bản.

    Ông Nguyễn Sỹ Thắng phân tích: Đối với DN NK gas phải có đủ các điều kiện như phải có 300.000 bình gas, 800m3 kho chứa gas... (theo quy định tại Nghị định 107/2009/NĐ-CP). Những năm gần đây, mức tiêu thụ gas luôn giữ ở mức 1,4 đến 1,5 triệu tấn/năm. Ở trong nước, có 2 Nhà máy: Nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất được 300.000 tấn/năm và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản xuất được từ 300 đến 350.000 tấn/năm. Tức là, thị trường gas trong nước đã đáp ứng được 50% và 50% còn lại phụ thuộc vào hàng NK. Nguồn hàng NK đến từ nhiều thị trường như: Trung Quốc, Singapore và vẫn còn bỏ ngỏ thị trường Trung Đông, Úc.

    Ông Nguyễn Sỹ Thắng cũng dẫn chứng, hoạt động NK của các DN chủ yếu qua tuyến đường biển. Số DN này sử dụng tàu cỡ nhỏ từ 500 đến 2.000 tấn để vận chuyển hàng NK. Trước khi hàng về Việt Nam, DN phải đăng kí với cơ quan chức năng quản lý cảng (cảng phải có đủ điều kiện tiếp nhận hàng). Khi hàng xuống cảng, DN phải gửi thông báo, làm thủ tục tại cảng vụ, hoa tiêu, cơ quan Hải quan, với một quy trình quản lý khép kín, chặt chẽ, DN sẽ không có cơ hội gian lận thương mại.

    Gian lận trong khâu bán lẻ

    Đối với sản xuất trong nước, tại các Nhà máy Dinh Cố hay Dung Quất đều được quản lý theo quy trình khá nghiêm ngặt. Đơn giản như việc một xe bồn hoặc tàu đến lấy hàng, DN phải đủ điều kiện đấu thầu, phương tiện phải có đủ điều kiện vận chuyển...). Tuy nhiên thực trạng đáng báo động hiện nay theo như ông Nguyễn Sỹ Thắng ví dụ: DN mua hàng của Nhà máy Dinh Cố nhưng không bán cho người tiêu dùng, người buôn bán chính đáng lại tiếp tay cho các DN sang chiết gas trái phép. Hiệp hội gas Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước, những DN mua hàng trực tiếp từ 2 Nhà máy trên phải có đủ điều kiện và phải cam kết với nơi sản xuất phải công khai, minh bạch trong khâu tiêu thụ.

    Ông Nguyễn Sỹ Thắng nêu rõ: Hiện thị trường gas xảy ra thực trạng một số đơn vị thu gom vỏ bình gas có thương hiệu lớn, sau đó hoán cải, chiếm đoạt tài sản. Thực tế trên một số địa bàn, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc nhưng thiếu triệt để. Hàng hóa vi phạm sau khi bị phát hiện, tịch thu theo quy định là phải trả lại bình gas cho chủ sở hữu nhưng lại đưa ra bán đấu giá, sung công quỹ. “Tài sản bị ăn trộm, khi bắt được phải trả lại chủ sở hữu”. Đề xuất Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu cơ quan chức năng, các địa bàn phải làm đúng quy định về xử lý vi phạm hành chính. Có như vậy, thị trường gas mới có một sân chơi chung, quyền lợi của DN giống nhau, người tiêu dùng được hưởng quyền lợi giống nhau mới có thể nâng cao ý thức người dân.

    Đồng tình với quan điểm nêu trên, ông Trần Trọng Hữu, Tổng Giám đốc Công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc cho biết, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh gas cần phải bổ sung kịp thời. Hiện nay một số chế tài xử lý theo Nghị định 107 chưa đủ sức răn đe, công tác xử phạt vẫn chưa được thực hiện quyết liệt kéo theo gian lận tràn lan. Ông Trần Trọng Hữu chỉ ra: Gian lận lớn nhất là xảy ra trong khâu bán lẻ gas, bán bình gas phục vụ cho người tiêu dùng, nhà hàng, khách sạn. Việc gian lận trong kinh doanh gas là siêu lợi nhuận. Vì trong hoạt động kinh doanh gas, việc đầu tư vỏ bình là chi phí lớn nhất (bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định…). Những người gian lận chủ yếu là chiếm dụng vỏ bình của các DN làm ăn chân chính.

    Ông Trần Trọng Hữu khẳng định: Trên thị trường Việt Nam, lẫn thị trường thế giới không có gas giả. Hoạt động gian lận thương mại diễn ra chủ yếu là thiếu trọng lượng. Lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng, mỗi bình gas thiếu trọng lượng khoảng từ 200 đến 300gam, nhân với hàng triệu bình gas thì lợi nhuận khủng khiếp.

    Theo: Báo Hải Quan​
     

Chia sẻ trang này