Hệ thống quản trị tiên tiến tại Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Thảo luận trong 'Văn hóa Doanh nghiệp' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 29/9/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Có hai yếu tố được giới đầu tư đánh giá cao và thường xuyên “mổ xẻ” về Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị quản lý nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Đó là ngành lõi cơ bản và xây dựng được hệ thống quản trị nguồn lực theo tiêu chuẩn quốc tế.

    Có lợi thế cạnh tranh

    Hiện Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất chế biến trên 6,5 triệu tấn dầu thô/năm; cung cấp sản phẩm khí hóa lỏng LPG, xăng, dầu, lưu huỳnh và hạt nhựa có chất lượng cao, đáp ứng trên 30% nhu cầu tiêu thụ trong nước.

    [​IMG]
    Liên tục cải tiến, sáng tạo, cho đến nay, Nhà máy có khả năng chế biến đa dạng trên 67 chủng loại dầu thô khác nhau ngoài dầu thô Bạch Hổ (10 loại dầu trong nước và trên 57 loại dầu nước ngoài). Trong đó, có nhiều chủng loại dầu có tỷ lệ phối trộn thay thế dầu Bạch Hổ với tỷ lệ lên đến trên 50% như Sử Tử Đen, Tê Giác Trắng, Azeri Light… Điều này tạo ra cơ hội lớn cho nhà máy trong việc lựa chọn nguồn cung dầu thô với giá rẻ, cải thiện năng lực cạnh tranh.

    Trong đó, việc đầu tư bổ sung và đưa vào vận hành phân xưởng thu hồi lưu huỳnh SRU2 từ tháng 8/2015 đã giúp Nhà máy tăng khả năng tiếp nhận, phối trộn và chế biến các loại dầu thô xấu hơn (tỷ trọng và hàm lượng lưu huỳnh cao hơn) có giá thấp hơn.

    Với lợi thế về chất lượng và giá cả, BSR đã thiết lập được hệ thống phân phối với 22 đầu mối xăng dầu, phủ rộng khắp cả nước. Hàng năm, Nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp ra thị trường khoảng 7,5 – 8 triệu tấn sản phẩm các loại.

    Theo đánh giá của Petrolimex, khách hàng lớn nhất của BSR, sản phẩm xăng dầu của BSR có lợi thế cạnh tranh khá lớn so với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại. Điều này có nghĩa, không gian kinh doanh của BSR là vô cùng lớn, gắn liền với một mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt và sản xuất - kinh doanh.

    Đặc biệt sau khi hoàn thành việc nâng cấp mở rộng nhà máy giai đoạn hai thì sản phẩm của BSR không những đáp ứng được nhu cầu ERO IV, V mà còn góp phần lớn trong việc ổn định giá thành và nguồn cung cho thị trường xăng dầu Việt Nam.

    [​IMG]
    Số liệu được đưa ra từ BSR, 8 tháng đầu năm nay, Công ty đạt lợi nhuận 4.002 tỷ đồng. Các chỉ số kinh doanh rất tốt, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong 8 tháng đầu năm đạt 12,1%. Do ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng, giảm giá dầu thô nguyên liệu đầu vào nên lợi nhuận của BSR luôn ổn định và tăng trưởng ở mức cao.

    Liên tục cải thiện công tác quản trị

    Tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, hệ thống quản trị của BSR được xây dựng tương đối bài bản. Ở mỗi bộ phận, mỗi vị trí có bản mô tả công việc cụ thể, doanh nghiệp hiện đã áp dụng hệ thống đánh giá KPI đối với công tác nhân sự cũng như đang xây dựng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

    Trước khi triển khai ERP, BSR cũng thường xuyên học hỏi và áp dụng các giải pháp quản lý, quản trị tiên tiến nhằm tiết giảm chi phí quản lý chung và chi phí tài chính.

    Đơn cử, khoảng cách chênh lệch giữa giá các sản phẩm chính bán ra và giá dầu thô nguyên liệu đầu vào luôn được kiểm soát chặt và duy trì ổn định từ 11 - 15 USD/thùng. Điều này đã hạn chế tác động tiêu cực của giá dầu thô xuống thấp trong thời gian qua.

    Trong cơ cấu lợi nhuận 8 tháng của Công ty, phần đóng góp từ chênh lệch giá sản phẩm và dầu thô chiếm 28,9% (1.156 tỷ đồng), tăng công suất chế biến nhà máy và xuất bán là 22,2% (889 tỷ đồng) và 53% (2.121 tỷ đồng) đến từ hoạt động tối ưu hóa và giảm chi phí của Nhà máy.

    Tại BSR, việc tối ưu hóa giảm chi phí vận hành (OPEX) của Nhà máy được chú trọng đặc biệt. Công ty xây dựng thành chiến lược và lộ trình tổng thể trong việc triển khai áp dụng các sáng kiến, cải tiến, công trình nghiên cứu khoa học nhằm tối ưu hóa và hợp lý hóa sản xuất, công nghệ, giảm tiêu hao năng lượng.

    Lãnh đạo BSR cho biết, Công ty cũng kiện toàn tổ chức Hội đồng Quản lý năng lượng và tổn thất; thành lập các tổ đặc trách nhằm giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân thực hiện việc theo dõi, triển khai các giải pháp, xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý năng lượng ISO 50001, thực hiện kiểm toán năng lượng nhà máy lọc dầu…

    [​IMG]
    Về công tác theo dõi và tối ưu hóa, BSR đã thực hiện việc kiểm soát, theo dõi và báo cáo hàng ngày về việc tiêu thụ năng lượng và phụ trợ, đề xuất các giải pháp tối ưu sử dụng năng lượng, phụ trợ hàng ngày trong phạm vi khu vực, phân xưởng tại Nhà máy. Nhờ vậy, chỉ số tối ưu hóa năng lượng Energy Intensity Index (EII) của Nhà máy đã giảm từ 118% đầu năm 2015 xuống 103 - 104% như hiện nay, giúp tăng thêm lợi nhuận cho BSR từ 40 – 45 triệu USD/năm.

    Trong vài năm trở lại đây, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành liên tục ổn định và ở công suất cao. Hiện tại, hầu hết các phân xưởng công nghệ chính của Nhà máy đều chạy ở công suất tối đa trong giới hạn an toàn (110%). Các phân xưởng này đang được nghiên cứu, đánh giá để tiếp tục tăng tối đa công suất vận trong các năm tiếp theo.

    Với bước chuyển mình mạnh mẽ khi triển khai công cuộc cổ phần hóa, giới chuyên gia kinh tế nhận định rằng, khi có thêm sự tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước, BSR sẽ tiếp tục có những bước tiến mới trong công tác quản trị để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và có những đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế.

    Hoàng Vân
    Tinnhanhchungkhoan.vn​
     

Chia sẻ trang này