Khó khăn chồng khó khăn tại PVD

Thảo luận trong 'Chứng khoán' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 22/4/18.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (HoSE: PVD) tiếp tục chịu nhiều khó khăn do kinh doanh dưới giá vốn và gian khoan nước sâu chưa hoạt động ổn định.

    [​IMG]
    PVD vẫn đang phải trích lập dự phòng cho khoản nợ tại PVEP.
    PVD được thành lập năm 2001, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan dầu khí.

    Lợi nhuận giảm mạnh

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017 của PVD, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt hơn 3.890 tỷ đồng, giảm 27,4% so với năm 2016. Hệ số giá vốn hàng bán/doanh thu thuần tăng mạnh lên mức 95%, so với mức 84,4% năm 2016, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm đáng kể. Theo đó, biên lợi nhuận gộp của PVD đã giảm mạnh xuống chỉ còn 4,9%, so với mức 15,5% năm 2016.

    Do đó, PVD đã bị lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh tới hơn 471 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ khoản hoàn nhập 622 tỷ từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nên lợi nhuận sau thuế của PVD đạt 35,5 tỷ đồng, nhưng giảm 80,8% so với năm 2016. Sở dĩ lợi nhuận của doanh nghiệp này giảm mạnh là do giàn khoan TAD đã ngừng hoạt động từ tháng 10/2016; đơn giá bình cho thuê dàn khoan năm 2017 giảm 22% so với năm 2016; khối lượng các dịch vụ kỹ thuật năm 2017 giảm khoảng 20%; đơn giá của các dịch vụ này giảm khoảng 10% so với năm 2016.

    Tính đến cuối năm 2017, nợ phải trả của PVD hơn 8.344 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu hơn 13.472 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này gần 62%. Mặc dù tỷ lệ này không lớn, nhưng với tình hình kinh doanh khó khăn, thì áp lực trả nợ của PVD rất lớn.

    Sức ép từ trích lập rủi ro cho PVEP

    Trong năm 2018, giá dầu đã và đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, trong đó giá dầu thô Brent đã có thời điểm lên tới 73USD/thùng. Điều này có thể sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của PVD. Theo đó, một số giàn khoan tự nâng của PVD có thể sẽ hoạt động ổn định. Ngoài ra trong thời gian tới, các dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt giai đoạn 2, Cá Rồng Đỏ, Cá Voi xanh có thể sẽ hỗ trợ cho PVD. Trong đó, dự án Cá Rồng Đỏ là mỏ khí nước sâu khoảng 320m sẽ giúp cho giàn khoan nước sâu TAD của PVD hoạt động trở lại, nhưng chỉ có thể ổn định trong năm 2019. Tuy nhiên, PVD vẫn đang phải trích lập dự phòng cho khoản nợ tại PVEP. Điều này sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp nếu không có các khoản hoàn nhập như năm 2017.

    Bên cạnh đó, tỷ giá cũng là một trong những rủi ro mà PVD phải đối mặt khi giá thuê các giàn khoan được neo theo đồng USD. Sự biến động của USD cũng sẽ có tác động nhất định tới PVD.

    Ngoài ra, nếu OPEC và một số quốc gia khác không gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ vào cuối năm nay, thì sẽ nhanh chóng đẩy giá dầu đi xuống. Bởi thị trường dầu mỏ vẫn đang trong tình trạng cung vượt cầu khi nguồn cung dầu đá phiến của Mỹ đang có xu hướng tăng mạnh. Đây sẽ là rủi ro lớn đối với PVD trong trung và dài hạn.

    Tình hình sản xuất kinh doanh của PVD khó khăn khiến giá cổ phiếu của doanh nghiệp này sụt giảm liên tục từ đầu năm 2018 đến nay, với mức giảm khoảng gần 35%. Riêng trong tuần qua, giá cổ phiếu này giảm 6,4% đóng cửa ở mức 18.250 đ/CP.

    Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu của PVD vẫn đang có xu hướng sụt giảm. Theo đó, nhiều khả năng PVD sẽ tiếp tục xuống tới vùng 13.000- 15.000đ/CP trong thời gian tới, nếu doanh nghiệp này chưa có đột phá gì trong kinh doanh.

    Ngọc Anh
    enternews.vn
     
Tags:

Chia sẻ trang này