Kỷ nguyên tăng trưởng của Việt Nam từ dầu khí đã chấm dứt

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thị trường Việt Nam tháng 11/2017, với chủ đề: "Dầu mỏ thất thế, du lịch lên ngôi". Theo đó, dầu thô đã không còn là một nhân tố chủ lực, trong khi ngành du lịch đang trở thành một xu hướng góp phần cho tăng trưởng kinh tế.

Theo nhận định của HSBC, một kỷ nguyên tăng trưởng của Việt Nam được thúc đẩy bởi dầu mỏ đã chấm dứt. Việc sản xuất dầu mỏ của Việt Nam đạt đỉnh vào năm 2000 và tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng từ năm 2000 đến năm 2010 (cùng với sản xuất dệt may, giày dép và nông nghiệp).

untitled-1-1509624811226.jpg

Tuy nhiên, vài năm gần đây, việc sản xuất các nhiên liệu hóa thạch đã sụt giảm. Sản lượng dầu mỏ của Việt Nam tính đến tháng 9/2017 ước tính khoảng 1,06 triệu tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước và 11% nếu tính từ đầu năm đến nay.

Cùng với nhận định trên, tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước ngày 2/11, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, một số lĩnh vực trước đây đóng góp lớn vào tăng trưởng như: khai khoáng, dầu thô, nhưng hiện tại đã giảm. Đơn cử, năm nay khai khoáng giảm 7,8%, dầu thô giảm hơn 10% và dự kiến năm 2018 sản lượng khai thác dầu thô sẽ giảm 2 triệu tấn so với 2016, giảm 3 triệu tấn so với 2017.

"Theo tính toán, mỗi triệu tấn dầu đóng góp 0,25% GDP, nên đóng góp của khai khoáng, dầu thô vào tăng trưởng năm nay giảm tương ứng 0,5% GDP và 0,7% GDP", Phó thủ tướng khẳng định.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM​
 

Việc làm nổi bật

Top